Những điều tốt đẹp nhất trên thế gian này không thể nhìn thấy hay thậm chí không thể chạm được. Chúng phải được cảm nhận bằng con tim.

Helen Keller (1880-1968)
Truyen-Tin.NET - Sơ lược dữ kiện:

  • ♥ Tiểu sử Các Thánh: 272
  • ♥ Các Bài đọc thánh lễ: 772
  • ♥ Văn hoá, nghệ thuật: 1154
  • ♥ Tin tức, chuyên đề... 15301
  • ♥ Thư viện hình ảnh: 6916
  • ♥ Suy niệm Lời Chúa: 784
  • ♥ Video: 2269
  • ♥ Tài liệu tham khảo: 780

... cùng những sưu tập khác.
tt
Laudetur Jesus Christus - Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô NewsFeed
-
TƯ LIỆU » GIÁO HỘI VIỆT NAM » Giám Mục Việt Nam
 
GM PHÊRÔ M. PHẠM NGỌC CHI
Giáo phận:
Đà Nẵng
Ngày sinh:
14/05/1909
Thụ phong LM:
23/12/1933
Thụ phong GM:
04/08/1950
Ngày mất:
21/01/1988
Khẩu hiệu:
VÂNG LỜI THẦY, CHO THẢ LƯỚI
Sơ lược tiểu sử:

Đức cha Phêrô Maria PHẠM NGỌC CHI (1909–1988)

Chứng nhân của đức vâng phục

Khuôn mặt vị mục tử

Đức cha Phêrô Maria Phạm Ngọc Chi (1909-1988), được xếp vị trí thứ 6 trong bảng danh sách 100 vị giám mục Việt Nam (tính từ Đức cha G.B. Nguyễn Bá Tòng, người Việt Nam đầu tiên được phong chức giám mục) và cũng là vị giám mục tiên khởi của giáo phận Đà Nẵng (được thành lập ngày 18-01-1963, tách từ Giáo phận Quy Nhơn). Thực sự, thế hệ giáo dân Công giáo thuộc các thập niên 1940, 1950 và 1960 có thể biết danh ngài, đặc biệt là anh chị em giáo dân di cư từ Bắc vào Nam năm 1954; còn các thế hệ sau này có thể chỉ nghe biết đến ngài một cách tình cờ, dẫu là những giáo dân, linh mục, tu sĩ trẻ của giáo phận Đà Nẵng và Quy Nhơn. Điều này cũng thật dễ hiểu, bởi vì trong suốt 13 năm cuối đời, từ 1975 đến 1988, Đức cha Phêrô Maria hầu như không còn xuất hiện công khai, kể cả trong những lần hội họp chung của Hội đồng Giám mục Việt Nam.

Con người và hành trạng là thế, nhưng sự hiện diện vô hình của Ngài thực sự đã ghi một dấu ấn rõ ràng trong lịch sử giáo hội Việt Nam, cách riêng với giáo phận Đà Nẵng mà ngài là vị mục tử tiên khởi, với những đóng góp tích cực trong thời gian từ khi khởi đầu thánh vụ giám mục cho đến lúc từ trần. Đó là những giáo xứ toàn tòng Công giáo được gọi là “Bắc di cư” và những ngôi thánh đường đầu tiên tại các vùng đất vắng (Gò Vấp, Hóc Môn… của Giáo phận Sài Gòn, những xứ đạo dọc kênh của vùng Cái Sắn, Giáo phận Long Xuyên, các xứ đạo nội thành của Giáo phận Đà Nẵng…). Đó cũng là các đoàn thể Công giáo Tiến hành được tổ chức quy củ từ những năm 1960 trong các giáo phận phía Nam. Đó cũng là Trung tâm Công giáo hiện nay, là cơ ngơi mà chính Đức cha Phêrô Maria đã tạo lập cho Giáo hội Việt Nam và là vị giám đốc đầu tiên khi được đặc cử phụ trách Công giáo Tiến hành Việt Nam. Riêng tại Giáo phận Đà Nẵng, vốn đã được chính Đức cha Phêrô Maria định danh là “Giáo phận của Công đồng” vì được thành lập ngay chính trong thời gian Công đồng Vatican II nhóm họp, và được tổ chức theo đường hướng của Công đồng, sự nghiệp của Đức cha Phêrô Maria đã ghi khắc một dấu ấn đặc biệt và vững bền.

Bởi đó, việc ghi nhớ, nhắc nhở và tiếp nối công việc của vị giám mục tiên khởi của giáo phận Đà Nẵng như mẫu gương mục tử nhân lành, là điều hợp tình và hợp lý, nhất là trong thời điểm chuẩn bị mừng 50 năm của Giáo hội Việt Nam và xem như cũng là của giáo phận Đà Nẵng.

Một đời sống theo gương Chúa Kitô

Đức Giêsu Kitô, trước khi bước vào cuộc khổ nạn thập giá, đã thân thưa với Chúa Cha: “Xin đừng theo ý con, một xin vâng ý Cha”, và Ngài đã hoàn tất công trình cứu độ với cái chết trên thập giá. Đức cha Phêrô Maria, khi nhận sứ vụ giám mục (năm 1950), đã chọn câu nói của Thánh Phêrô với Thầy Chí Thánh Giêsu, làm khẩu hiệu đời Giám mục của mình: “Vâng lời Thầy, con thả lưới”. Và với quyết tâm đó, Đức cha Phêrô Maria đã tiếp tục hiến đời mình cho việc “thả lưới” vì “vâng lời Thầy”, cho đến giây phút cuối đời.

Vâng lời từ tuổi thanh xuân

Sinh ra và lớn lên trong một gia đình đạo đức truyền thống tại Giáo xứ Tôn Đạo (Giáo phận Phát Diệm), năm lên 11 tuổi, cậu bé Phêrô đã sẵn sàng nghe lời Cha sở Pleneau Kim để “dâng mình cho Chúa” nhập trường Thử Ba Làng (Thanh Hoá) rồi Tiểu Chủng viện Phúc Nhạc (Phát Diệm). 6 năm sau, khi chỉ mới 17 tuổi và đang học Trung học, cậu thanh niên Phêrô lại một lần nữa vâng lệnh Bề trên là ĐGM Marcou Thành, rời Việt Nam sang nước Ý du học tại Trường Truyền giáo Rôma. 7 năm sau (ngày 23-12-1933), ở tuổi 24, thầy Phêrô can đảm và quyết tâm nhận chức linh mục tại Đại Thánh đường Thánh Phêrô (Vatican) rồi tiếp tục hoàn tất các học vị tiến sĩ triết học, cử nhân thần học và giáo luật tại Đại học Apollinaire, sau đó (năm 1935) lại qua Pháp theo học văn khoa tại Đại học Công giáo Paris. Nhưng chỉ một năm sau, ở tuổi 27, ngài vâng lời Đức Giám mục giáo phận hồi hương để làm giáo sư Đại Chủng viện Phát Diệm, dạy chính các bạn đồng song ở quê nhà. Các trách vụ lại tiếp nối được đặt lên vai vị linh mục trẻ trung, năng động và tận tụy với việc huấn giáo tại chính giáo phận bản quán: Phó Giám đốc Đại Chủng viện (1944), Chánh án Toà án Hôn phối giáo phận và thành viên của Hội đồng giáo phận (1946), Cố vấn về luật và các vấn đề xã hội của Đức cha Lê hữu Từ (1945-1950), Giám đốc Đại Chủng viện Phát Diệm (1946). Trong mọi công việc và trách nhiệm được giao phó, vị linh mục trẻ Phêrô đã hết lòng chu toàn với một ý thức vâng lời phục vụ vì lòng yêu Chúa và Giáo hội Chúa.

Tuân phục đến phút cuối đời

Sách Lão Tử (Đạo Đức kinh, LXIV, 2) viết: “Cửu tầng chi đài, khởi ư lũy thổ. Thiên lý chi hành, thỉ ư túc hạ” [Đài cao chín tầng phát khởi từ mô đất. Cuộc viễn hành ngàn dặm bắt đầu từ dưới chân] để đề cao tầm quan trọng của một nền tảng cần thiết phải có cho những công trình, những cuộc hành trình. Với Đức cố Giám mục Phêrô Maria, những bước tiếp theo của đời vị linh mục vẫn luôn được tín nhiệm để giao phó nhiều trọng trách, đã thêm một bước cao và dài hơn: chức vụ giám mục. Khởi đầu là Giám mục Chính toà Bùi Chu (1950-1954), rồi đến một biến cố đầy thử thách cho đời giám mục của ngài: Phụ trách giáo dân di cư (1954-1957). Vì đức vâng lời và theo sự uỷ thác của Vị Khâm sứ Toà Thánh Dooley, Đức cha Phêrô Maria chấp nhận phải rời xa giáo phận và đàn chiên đang chăn dắt với nhiều dự tính và thành quả tốt đẹp, nhận trọng trách lo lắng phần tinh thần cho những người di cư từ Bắc vào Nam sau Hiệp định Genève, cả giáo dân, tu sĩ và giáo sĩ. Chắc chắn rằng, cùng với đức vâng lời là khả năng điều hành hữu hiệu và khôn ngoan, Đức cha Phêrô Maria, chỉ trong 3 năm đã tích cực giúp ổn định cả về đời sống tinh thần lẫn vật chất cho một số rất lớn những người di cư tại các trại định cư mà nay là những xứ đạo sầm uất, vững vàng từ miền Trung, Nam đến Tây nguyên.

Có lẽ cao điểm của đức vâng phục và nhiệt tâm mục vụ của Đức cố GM Phêrô Maria là quyết định đầy can đảm và mẫu mực của ngài khi nhận làm Giám mục Chính Tòa của giáo phận tân lập Đà Nẵng, được tách ra từ chính giáo phận mẹ Quy Nhơn mà ngài đang là Giám mục Chính Tòa (1957-1963). Chính quyết định này của vị Giám mục của một Giáo hội Việt Nam với hàng giáo phẩm mới được thành lập, cũng đã khiến nhiều giới chức ở Toà Thánh cảm kích và thán phục. Làm chủ chăn một giáo phận mới suốt 25 năm (1963-1988), những gian truân thử thách thuở ban đầu tưởng như sẽ vơi bớt và hanh thông theo thời gian; thế nhưng, như đường thánh giá vẫn luôn có những biến đổi theo từng chặng để dẫn tới đồi Canvê, cuộc hành trình “vâng lời Thầy, con thả lưới” trên biển đời của Đức cố Giám mục Phêrô Maria cũng luôn ẩn hiện những sóng gió ba đào. Có thể nói, 13 năm cuối đời của Đức cha Phêrô Maria trên cương vị chủ chăn giáo phận đã được chuyển qua một hướng khác, đặc biệt và khác lạ, khởi đi từ một quyết định vâng phục mới của ngài. Sự vâng phục dựa trên Thánh ý Chúa và lòng yêu thương của vị mục tử để quyết định chọn một vị giám mục phó cho mình và giáo phó cho người kế vị những trọng trách tương ứng. Sự vâng phục tiếp theo chắc chắn phát xuất từ lòng phó thác vào Chúa và sự khiêm nhường sâu thẳm để chấp nhận một đời sống ẩn dật tại vùng đất của những chứng nhân đức tin: linh địa Đức Mẹ Trà Kiệu.
Trong bản “Chúc thư tinh thần”, Đức cha Phêrô Maria đã viết môt cách rất xác tín: “… Cả đời tôi là một chuỗi tình thương của Chúa, tôi ca ngợi không bao giờ cùng!... Cùng với các hồng ân, Chúa đã gửi đến cho tôi nhiều đau khổ, nhiều thử thách. Đau khổ và thử thách cũng là những hồng ân Chúa ban… Đọc Phúc Âm Thánh Gioan (21,18) tôi thấy Chúa đã định trước cả chi tiết đời sống tôi: “Khi con còn trẻ, thì con tự thắt lưng cho mình, và con muốn đi đâu thì đi. Nhưng khi con về già, thì người ta thắt lưng cho con và đem con đến nơi con không muốn”…

Cuộc đời của vị chủ chăn tiên khởi của Giáo phận Đà Nẵng, Đức cố Giám mục Phêrô Maria Phạm Ngọc Chi, còn có thể được nhắc tới và tham khảo về nhiều phương diện, đặc biệt là tầm nhìn mục vụ và khả năng đào tạo và dụng nhân của ngài. Nhưng trước hết và trên hết, vẫn là một khởi nguồn từ đức vâng phục để có thể luôn là người mục tử tốt lành cho “chiên được sống và sống dồi dào”, như lòng Chúa mong ước.

GP. Đà Nẵng

Nguồn:  N/A
 Họ tênNgày sinhLMGMChức vụGiáo phậnNgày mất
1G.B. Nguyễn Bá Tòng07/08/186819/09/189611/06/1933GMPhát Diệm11/07/1949
2Dom. Hồ Ngọc Cẩn03/12/187620/12/190229/06/1935GMBùi Chu27/11/1948
3Phêrô Ngô Đình Thục06/10/189720/12/192504/05/1938TGMHuế13/12/1984
4Gioan Phan Đình Phùng24/12/189105/04/192403/12/1940GMPhát Diệm28/04/1944
5Tađêô Lê Hữu Từ28/10/189723/12/192828/10/1945GMPhát Diệm24/04/1967
6Phêrô M. Phạm Ngọc Chi14/05/190923/12/193304/08/1950GMĐà Nẵng21/01/1988
7Giuse Maria Trịnh Như Khuê11/12/189901/04/193315/08/1950HYHà Nội27/11/1978
8Đôminicô Hoàng Văn Đoàn, OP05/11/191224/12/193903/09/1950GMQuy Nhơn20/05/1974
9G.B. Trần Hữu Đức24/06/189102/04/192716/09/1951GMVinh01/07/1971
10Giuse Trương Cao Đại, OP05/06/191318/05/194019/03/1953GMHải Phòng29/06/1969
11Simon Hoà Nguyễn Văn Hiền23/03/190621/12/193530/11/1955GMĐà Lạt05/09/1973
12Phaolô Nguyễn Văn Bình01/09/191027/03/193730/11/1955TGMSài Gòn01/07/1995
13Phêrô Khuất Văn Tạo01/01/190210/06/193307/02/1956GMBắc Ninh19/08/1977
14Phaolô Bùi Chu Tạo21/10/190913/03/193726/04/1959GMPhát Diệm 05/05/2001
15Vincentê Phạm Văn Dụ14/10/192208/09/194805/03/1960GMLạng Sơn02/09/1998
16Dom. Định Đức Trụ15/10/190823/05/193825/03/1960GMThái Bình07/06/1982
17Phêrô Nguyễn Huy Quang03/12/191030/11/194023/04/1960GMHưng Hoá13/11/1985
18Giuse Phạm Năng Tĩnh31/07/191704/08/194510/11/1960GMBùi Chu11/02/1974
19Antôn Nguyễn Văn Thiện13/03/190620/02/193222/01/1961GMVĩnh Long13/05/2012
20Micae Nguyễn Khắc Ngữ02/02/190921/09/193522/01/1961GMLong Xuyên (hưu 1997)10/06/2009
* Thứ tự theo ngày thụ phong Giám mục
 
People Online Thành viên online:
Visitors Nối kết trực tuyến: 4790
Members RSS Feeders: 181
Total Users Tổng cộng: 4971
Last 7 days: 64,440,531
Số lượt truy cập:
25,495,831

WEBSITES KẾT NỐI


Đang sử dụng: Unknown
Version: 0
 HIỆP THÔNG CẦU NGUYỆN

"vì Chúa để mắt nhìn người chính trực và lắng tai nghe tiếng họ kêu xin..." 1Pr 3:12

Nếu bạm muốn xin cầu nguyện, hoặc giúp lời cầu nguyện, xin nhấn vào:

» Hiệp thông Cầu Nguyện
LỜI CHÚA MỖI NGÀY
Ngày 12 tháng 8 năm Giáp Thìn
Suy Tôn Thánh Giá
Ý CẦU NGUYỆN THÁNG 9-2024
Cầu nguyện cho tiếng kêu của trái đất
Chúng ta hãy cầu nguyện để mỗi người trong chúng ta biết lắng nghe bằng con tim tiếng kêu của trái đất, tiếng kêu của những nạn nhân do những thảm họa thiên nhiên và biến đổi khí hậu, biết dấn thân bảo vệ thế giới mình đang sống.
For the cry of the earth
“That each of us listens with our hearts to the cry of the earth” is the prayer intention for the month of September. Catholics are also asked to pray this month for victims of environmental disasters and the climate crisis.
SUY NIỆM TIN MỪNG
Tôn vinh Thánh giá | Jos. Tú Nạc, NMS
Thánh Giá là nguồn tình yêu và hy vọng | Jos.Vinc. Ngọc Biển
Suy tôn Thánh Giá | Lm. Giuse Hoàng Kim Toan
LỊCH PHỤNG VỤ
Xem tin - bài theo ngày
Phim - Nhạc - Suy niệm
Xem chuyên mục Media Online

Truyền Tin

Email: tt.march25@gmail.com

Website: truyen-tin.net

Online since: May 2010

Tìm kiếm nội dung
(Gõ từ khóa vào vào khung dưới đây)
Tìm kiếm trong Google
Nhấn vào >> Google Search

Liên hệ

Đặt làm trang chủ

@