Những điều tốt đẹp nhất trên thế gian này không thể nhìn thấy hay thậm chí không thể chạm được. Chúng phải được cảm nhận bằng con tim.

Helen Keller (1880-1968)
Truyen-Tin.NET - Sơ lược dữ kiện:

  • ♥ Tiểu sử Các Thánh: 272
  • ♥ Các Bài đọc thánh lễ: 772
  • ♥ Văn hoá, nghệ thuật: 1154
  • ♥ Tin tức, chuyên đề... 15093
  • ♥ Thư viện hình ảnh: 6916
  • ♥ Suy niệm Lời Chúa: 784
  • ♥ Video: 2269
  • ♥ Tài liệu tham khảo: 780

... cùng những sưu tập khác.
tt
Laudetur Jesus Christus - Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô NewsFeed
-
TƯ LIỆU » GIÁO HỘI VIỆT NAM » Giám Mục Việt Nam tại nước ngoài
 
TGM PHÊRÔ NGUYỄN VĂN TỐT
Giáo phận:
Sứ thần Togo, Benin, Trung Phi, Tchad, Costa Rica
Ngày sinh:
15/04/1949
Thụ phong LM:
24/03/1974
Thụ phong GM:
06/01/2003
Khẩu hiệu:
HÃY ĐI RAO GIẢNG CHO MUÔN DÂN
Sơ lược tiểu sử:

Đức Tổng Giám mục Phêrô Nguyễn Văn Tốt (sinh ra và lớn lên tại giáo xứ Lái Thiêu, giáo phận Phú Cường), với chức vụ Sứ thần Tòa Thánh, đã trở thành người Việt Nam thứ hai, sau Đức cố Hồng y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận, được đặt ở vị trí cao tại giáo triều Rôma, tính đến nay. Nhờ sự tín nhiệm của Tòa Thánh, cùng với chức vụ của bản thân mà Hội Thánh trao cho, Đức Tổng Giám mục Phêrô Nguyễn Văn Tốt xứng danh người con ưu tú của giáo phận Phú Cường nói chung, của giáo xứ Lái Thiêu nói riêng. Ngài đã làm rạng danh quê hương của mình bằng sự hy sinh bền bỉ để phục vụ những anh chị em nghèo ở khắp các châu lục trong Hội Thánh, nhất là Phi châu.

Ngài yêu mến châu Phi rất nhiều. Châu Phi đã trở thành quê hương thứ hai của Đức Tổng Giám mục Phêrô Nguyễn Văn Tốt. Kể từ ngày rời bỏ quê hương đi du học năm 1967, rồi tốt nghiệp trường Truyền giáo Propaganda Fide Roma năm 1974, thụ phong linh mục ngày 24-3-1974, sau đó được nhận tước Đức ông, và được Đức cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II cất nhắc lên hàng Tổng Giám mục ngày 6-1-2003, Đức Tổng Giám mục Phêrô Nguyễn Văn Tốt đã nhiều năm phục vụ tại châu Phi. Ta cùng nhìn lại những công lao mà Đức Tổng Giám mục Phêrô Nguyễn Văn Tốt đã dành cho châu Phi.

- Sau khi làm Phó Giám Đốc trường Truyền giáo Roma (1974-1976), ngài tình nguyện đi truyền giáo tại nước Zaire, nay là Cộng hòa dân chủ Congo – châu Phi (1976-1978).

- Sau đó Đức Tổng được gọi trở về Tòa Thánh, tiếp tục học trường Ngoại giao Tòa Thánh. Tốt nghiệp trường Ngoại giao, ngài chỉ làm bí thư các tòa Sứ thần Tòa Thánh tại Panama; Brasil (châu Mỹ) một thời gian ngắn. Ngài trở lại Zaire với công tác truyền giáo mới trong ngành ngoại giao của mình: bí thư tòa Sứ thần Tòa Thánh Zaire.

- Đặc biệt, giữa lúc Rwanda đầy khói lửa chiến tranh do hai sắc tộc Hutu và Tutsi gây ra, đe dọa lớn cho mạng sống của bất cứ ai có mặt tại quốc gia này, thì Đức Tổng lại băng mình vào bàu trời tăm tối ấy với chức vụ quyền sứ thần Tòa Thánh trong 3 năm.

- Ngài cũng được sai đến Pháp quốc trong chức vụ quyền sứ thần Tòa Thánh khoảng 3 năm. Nhưng chẳng được bao lâu, ngày 25-11-2002, Đức Tổng lại có mặt ở châu Phi và làm sứ thần Tòa Thánh tại tại hai nước Togo và Bénin.

- Cũng trên đất châu Phi, kể từ ngày 24-8-2005 đến nay, Đức Tổng Phêrô Nguyễn Văn Tốt được mời gọi làm sứ thần Tòa Thánh tại hai quốc gia Trung Phi (Republique  Centreaficaine) và Tchad.

Lướt qua một chút về những hoạt động của Đức Tổng Giám mục Phêrô Nguyễn Văn Tốt, ta dễ dàng nhận ra, hơn hai phần ba cuộc đời tu trì của mình, Đức Tổng đã dành cho châu Phi.

Dù là người Việt Nam – châu Á, mang dòng máu da vàng, nhưng hình như Đức Tổng “bén duyên” với châu Phi, một châu lục được mệnh danh là “lục địa đen”. Ngài gắn bó với châu Phi, sống cho châu Phi, hy sinh phục vụ vì châu Phi. Chính Đức Tổng cũng cho thấy, ngài yêu mến châu Phi rất nhiều. Trong tất cả những lần về thăm quê hương Việt Nam, trong tất cả những lần gặp gỡ, ngài đã nhiều lần mời gọi các linh mục, tu sĩ, giáo dân Việt Nam đến với ngài để phục vụ châu Phi. Ngài đặc biệt kêu gọi mọi người cầu nguyện cho châu Phi.

Chẳng hạn, cách đây hai năm, trong thánh lễ tạ ơn tại nhà thờ Chánh tòa Đức Bà Sài Gòn ngày 3-9-2005, ngài nhắn nhủ mọi người: “Tôi xin quý Đức Cha, quý Cha và anh chị em hãy cầu nguyện cách riêng cho quốc gia Tôgô, hiện vẫn còn nhiều bất ổn. Xin cho châu Phi được bình yên và thoát khỏi đói nghèo”. Trong một lần trả lời phỏng vấn được truyền thông Công giáo đăng tải cách đây 2 năm (năm 2005), bằng cung giọng nhẹ nhàng, hiền từ, ấm áp, Đức Tổng không hề che giấu lòng yêu mến thật thân thương, đơn sơ, gần gũi, nhưng hết sức sâu lắng, mạnh mẽ của mình đối với châu Phi. Dường như lòng yêu thương đã có sẵn từ lúc nào, bây giờ nó cứ trào ra rất tự nhiên: “…Dù bận rộn, tôi vẫn dành thời gian, cùng người quản lý đi ra phố chợ mua thức ăn, quà bánh cho trẻ em người da màu và đùa với chúng nó một chút để sau đó tiếp tục làm việc tỉnh táo hơn…”. Hoặc: “…So với châu Phi, dân Việt chúng ta có mức sống cao hơn. Chúng ta còn có đủ lương thực để có thể xuất khẩu, còn hai xứ mà tôi vừa hoàn thành công tác Sứ thần Tòa Thánh, lương thực của họ chủ yếu là bắp ngô, củ sắn (khoai mì), và khoai mỡ. Nhưng có lẽ, Chúa cũng bù đắp cho họ, vì thế đất đai của họ rất phì nhiêu, một củ khoai mỡ nặng 5kg là chuyện bình thường. Còn gạo thì rất đắt, thường phải nhập từ Việt Nam và Thái Lan…”. Có thể nói một cách triều mến rằng: Trái tim của người con Đất Việt này đã đập trong lồng ngực châu Phi mất rồi!


Dù trái tim của người con Đất Việt đã thuộc về châu Phi, nhưng trước sau, vẫn mang dòng máu Việt. Bởi không có dịp thì thôi, còn nếu có dịp thuận tiện, Đức Tổng lại hướng về quê hương. Ba lần về thăm quê hương, đủ để chứng minh cho một tâm hồn dù ở xa, nhưng vẫn rất gần quê hương. Đúng 40 năm xa quê hương (1967-2007) là 40 năm cất giữ trong tim mình nỗi nhớ quê hương. Chính Đức Tổng đã thổ lộ điều đó trong bài phỏng vấn nói trên: “Là người Việt xa quê, như bao nhiêu người Việt khác, tôi cũng nhớ quê hương. Vì nhớ quê hương, nhớ những người thân ở quê hương, tôi thường xin họ những bao đựng gạo có viết hai chữ Việt Nam sau khi họ đã sử dụng hết gạo, để cất giữ”.

Từ xưa, cha ông chúng ta trên quê hương Việt Nam chưa phải là những người tôn thờ Thiên Chúa. Nhưng nhờ nhiều anh chị em trong Hội Thánh thiết tha với công tác truyền giáo đã quên mình, thậm chí bỏ mình, lặn lội khắp nơi gieo rắc ánh sáng Tin Mừng để tất cả chúng ta được đón nhận đức tin và được tôn thờ Thiên Chúa. Hôm nay, Đức Tổng Giám mục Phêrô Nguyễn Văn Tốt cũng đi lại chính con đường mà ngày xưa các nhà truyền giáo đã dành cho chúng ta. Đức Tổng Giám mục Phêrô Nguyễn Văn Tốt đã và đang là một nhà truyền giáo, là ân nhân của nhiều dân tộc, nhất là các dân tộc châu Phi.

Nếu các nhà truyền giáo đã từng vật lộn cùng muôn vàn khó khăn để có được vụ mùa bội thu như những gì ta đang thấy trên quê hương Việt Nam, thì chắc chắn, Đức Tổng Giám mục Phêrô Nguyễn Văn Tốt cũng đang đối đầu cùng vô số những chông gai mà công tác truyền giáo trong thời đại mới đòi hỏi. Chúng ta cầu nguyện cho Đức Tổng, một khi đã vui lòng chấp nhận rời xa nơi “chôn nhau cắt rốn” để miệt mài gắn bó với cánh đồng truyền giáo của Hội Thánh, sẽ càng ngày càng mạnh mẽ, vững vàng và bền bỉ đi tới cùng trong ơn gọi Chúa trao phó. Xin cho Đức Tổng, càng yêu mến quê hương bao nhiêu, càng cứng rắn vượt lên trên mọi “đầu sóng ngọn gió” để nhờ chính công sức của mình hòa trong ơn Chúa, Đức Tổng góp phần làm cho cánh đồng truyền giáo của Hội Thánh mỗi một ngày một thu hẹp hơn, danh Chúa mỗi một ngày một cả sáng hơn. Xin cho Đức Tổng có lòng quả cảm và sức mạnh của ơn Chúa để hoàn thành nhiệm vụ mà Chúa và Hội Thánh ủy thác.

   

* Tổng Giám mục Phêrô Nguyễn Văn Tốt sinh ngày 15 tháng 4 năm 1949 tại Lái Thiêu, Thủ Dầu Một, nay là tỉnh Bình Dương.

* Từ năm 1954 đến 1960, học bậc tiểu học tại trường Công giáo Thánh Phaolô Lái Thiêu

* Từ năm 1960 đến 1967, tu học tại Tiểu chủng viện Thánh Giuse Sài Gòn

* Từ năm 1967 đến 1974, du học tại trường Truyền giáo Propaganda Fide Roma

* Thụ phong linh mục ngày 24 tháng 3 năm 1974

* Từ năm 1974 đến 1976, là Phó Giám đốc Trường Truyền giáo Roma

* Từ năm 1976 đến 1978, xin đi truyền giáo tại nước Zaire, nay là Cộng hòa Dân chủ Congo, châu Phi

* Năm 1979, vào học tại Trường Ngoại giao Tòa Thánh

* Sau khi tốt nghiệp Trường Ngoại giao, Linh mục Phêrô Nguyễn Văn Tốt nhận tước hiệu Đức ông và phục vụ với tư cách là Bí thư các Tòa Sứ thần Tòa Thánh tại: Panama (3 năm), Brasil (5 năm), Congo (1 năm). Tiếp theo đó ngài là Quyền Sứ thần Tòa Thánh tại Ruanda (3 năm) và tại Pháp (3 năm)

* Ngày 25 tháng 11 năm 2002, ngài được Giáo hoàng Gioan Phaolô II bổ nhiệm làm Sứ thần Tòa Thánh tại hai nước Togo và Bénin, châu Phi.

* Được tấn phong Tổng Giám mục ngày 6 tháng 1 năm 2003 hiệu tòa Rusticiana. Khẩu hiệu Giám mục: "Hãy đi rao giảng cho muôn dân"

* Ngày 24 tháng 8 năm 2005, Đức Giáo hoàng Biển Đức XVI bổ nhiệm Tổng Giám mục Tốt làm Sứ thần Tòa Thánh tại Cộng hòa Trung Phi và Chad. Đây đều là những quốc gia nằm trong khu vực nghèo đói và có nhiều biến loạn, nội chiến.

* Ngày 13 tháng 5 năm 2008, Đức Giáo hoàng Biển Đức XVI bổ nhiệm ngài làm Sứ thần Tòa Thánh tại Costa Rica, một quốc gia nằm ở vùng Trung Mỹ.


Nguồn:  lm. Vũ Xuân Hạnh
 Họ tênNgày sinhLMGMChức vụGiáo phậnNgày mất
1Phêrô Nguyễn Văn Tốt15/04/194924/03/197406/01/2003TGMSứ thần Togo, Benin, Trung Phi, Tchad, Costa Rica 
2Dom. Mai Thanh Lương22/12/194021/05/196611/06/2003GM Phụ táOrange, Hoa Kỳ 
3Vincent Nguyễn Mạnh Hiếu01/01/196609/05/199807/11/2009GM Phụ táToronto, Canada 
* Thứ tự theo ngày thụ phong Giám mục
 
People Online Thành viên online:
Visitors Nối kết trực tuyến: 6096
Members RSS Feeders: 195
Total Users Tổng cộng: 6291
Last 7 days: 55,356,677
Số lượt truy cập:
24,355,414

WEBSITES KẾT NỐI


Đang sử dụng: Mozilla
Version: 0
 HIỆP THÔNG CẦU NGUYỆN

"vì Chúa để mắt nhìn người chính trực và lắng tai nghe tiếng họ kêu xin..." 1Pr 3:12

Nếu bạm muốn xin cầu nguyện, hoặc giúp lời cầu nguyện, xin nhấn vào:

» Hiệp thông Cầu Nguyện
LỜI CHÚA MỖI NGÀY
Ngày 17 tháng 3 năm Giáp Thìn
Thánh sử Marcô
Ý CẦU NGUYỆN THÁNG 4-2024
Cầu nguyện cho vai trò của những người nữ
Chúng ta hãy cầu nguyện để phẩm giá và sự phong phú của những người nữ được nhận biết trong tất cả các nền văn hoá, để không còn sự phân biệt đối xử mà họ là những nạn nhân ở nhiều nơi trên thế giới.
For the dignity of women
During April, Catholics are asked to pray that “the dignity and worth of women be recognized in every culture.” The prayer intention includes praying for an end to the discrimination many women face in different parts of the world.
SUY NIỆM TIN MỪNG

LỊCH PHỤNG VỤ
Xem tin - bài theo ngày
Phim - Nhạc - Suy niệm
Xem chuyên mục Media Online

Truyền Tin

Email: tt.march25@gmail.com

Website: truyen-tin.net

Online since: May 2010

Tìm kiếm nội dung
(Gõ từ khóa vào vào khung dưới đây)
Tìm kiếm trong Google
Nhấn vào >> Google Search

Liên hệ

Đặt làm trang chủ

@