Hạnh phúc thật sự hiện hữu nơi những phẩm chất thuộc về tinh thần: tình yêu, cảm thông, kiên nhẫn, chịu đựng, tha thứ và còn nhiều điều khác nữa. Vì những phẩm chất ấy mang đến hạnh phúc cho chúng ta và cả những người khác.

Dalai Lama XIV (1935 TCN)
Truyen-tin.net - Sơ lược dữ kiện:

  • ♥ Tiểu sử Các Thánh: 272
  • ♥ Các Bài đọc thánh lễ: 772
  • ♥ Văn hoá, nghệ thuật: 1154
  • ♥ Tin tức, chuyên đề... 15355
  • ♥ Thư viện hình ảnh: 6916
  • ♥ Suy niệm Lới Chúa: 784
  • ♥ Video: 2269
  • ♥ Tài liệu tham khảo: 780

... cùng những sưu tập khác.
tt
Laudetur Jesus Christus - Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô NewsFeed
-
TƯ LIỆU » GIÁO HỘI VIỆT NAM » Niên Biểu
S  M  L
(Cập nhật: 09/03/2008)
 
THẾ KỶ XVII

1615.   (18-1) Đoàn truyền giáo đầu tiên của dòng Tên đến Cửa Hàn, Đà Nẵng do lm. François Buzomi dẫn đầu với lm. Diego Carvalho và 3 trợ sĩ: Antonio Dias, Joseph và Paulo Saito.

 

1616.   Lm. giám tỉnh dòng Tên tại Macao gửi thêm 2 lm. Pedro Marques và Cristoforo Borri tăng cường cho miền Trung. Sau đó thêm 3 lm.: André Fernandes, Francisco de Pina, Francisco Baretto và 1 thầy trợ sĩ người Nhật.

 

1619.   Lm. Pedro Marques, Cristoforo Borri đến Hải Phố (Hội An) gặp lm. Francisco de Pina và lm. Francesco Buzomi, các cha đã họp Hội đồng lần I để phân chia trách nhiệm mục vụ.

 

1620.   Lm. Borri truyền giáo tại Nước Mặn, Bình Định. Ngài rất thông thạo toán học, thiên văn học và gặt hái nhiều thành quả truyền giáo; ngài nghiên cứu môi trường xã hội, văn hoá, tôn giáo. Vì thế, năm 1622, khi trở về Âu Châu, ngài đã cho ấn hành tập Ký sự về Trung Việt bằng tiếng Ý, một tài liệu nghiên cứu giá trị về lịch sử Đại Việt thế kỷ XVII.

 

1624.   Lm. Alexandre de Rhodes (Đắc Lộ), Girolamo Majorica, Gaspar Luís, Gabriel de Mattos, Melchior Ribeiro và Mathias Machida đến Hải Phố để học tiếng Việt với lm. F. de Pina. Ngài cũng chứng kiến lễ ban phép Thánh Tẩy cho bà Minh Đức Vương Thái Phi (1568-1648), vợ lẽ của chúa Nguyễn Hoàng. Bà mang tên thánh là Maria Madalena.

 

1625.   Tháng 12, Sãi Vương Nguyễn Phúc Nguyên ra sắc chỉ cấm người Công giáo Việt Nam không được mang trên mình hoặc treo trong nhà thánh giá và các ảnh tượng. Lm. F. de Pina bị chết đuối tại Cửa Hàn khi đi thăm các thuỷ thủ Bồ Đào Nha. Đây là một thiệt thòi rất lớn, vì ngài rất thông thạo phong tục và ngôn ngữ Việt Nam.

 

1626.   Tháng 3, lm. Giuliano Baldinotti, dòng Tên, đến Đàng Ngoài thăm dò tình hình, rồi trở về Macao. Tháng 7, lm. Đắc Lộ rời Đàng Trong trở về Macao.

 

1627.   (19-3) Cha Đắc Lộ tới Cửa Bạng trong đoàn truyền giáo do lm. Pedro Marques dẫn đầu. Ngày 2-7-1627, họ tới Thăng Long và dâng tặng lễ vật lên chúa Trịnh Tráng.

 

1628.   Ngày 18-6, Trịnh Tráng ra lệnh cấm người Việt Nam không được tiếp xúc với các thừa sai (Tây Dương đạo trưởng). Lúc này tại Đàng Ngoài (miền Bắc), đã có hơn 1.600 Kitô hữu.

 

1629.   Tháng 3, hai lm. Đắc Lộ và Marques bị dẫn độ vào Nam để tìm thuyền trả về Macao. Vì tàu buôn Bồ Đào Nha không đến buôn bán, nên Trịnh Tráng ra lệnh trục xuất các giáo sĩ. Cha Đắc Lộ chọn và huấn luyện Thầy giảng, nhận lời khấn của 3 thầy giảng tiên khởi Việt Nam là: Phanxicô Đức, Inhaxiô Nhuận và Anrê Tri trong thánh lễ tạm biệt.

 

1630.   Tháng 4, lm. Đắc Lộ và các thừa sai dòng Tên bị trục xuất khỏi Đàng Ngoài.

 

- Một giáo hữu tên thánh Phanxicô, phu khiêng cáng ở triều đình, bị chém đầu vì tội chôn xác người chết. Ông là chứng nhân đức tin đầu tiên của Đàng Ngoài.

 

- 5.000 tín hữu Bắc Việt đệ trình Tâm thư tỏ lòng trung thành với đức tin và với Đức Thánh Cha Urbanus VIII bằng chữ Hán. Cha Đắc Lộ đã chuyển dịch bức thư này sang tiếng La Tinh và năm 1633, được cha Mutio Vitelleschi, bề trên tổng quyền dòng Tên, đệ trình lên Đức Thánh Cha.

 

1631.   Các lm. António de Torre, Francisco Cardim và Gaspar d’Amaral trở lại Bắc Việt. Trịnh Tráng mong tàu buôn Bồ Đào Nha đến buôn bán nên hoà nhã với các thừa sai.

 

Tháng 3, các thừa sai dòng Tên gồm 3 cha nói trên trở lại Đàng Ngoài, trong đó lm. Francisco Cardim, người có công ghi chép lại nhiều sự kiện quan trọng về công cuộc truyền giáo ở Đàng Ngoài. Mặc dù vắng bóng các thừa sai, nhưng giáo đoàn vẫn tăng trưởng. Các thầy giảng đã rửa tội được 3.340 tân tòng và xây dựng được 20 nhà nguyện.

 

1639.   Miền Bắc đã có 82.000 tín hữu (căn cứ trên hồ sơ Rửa tội). Miền Trung có khoảng 15.000 giáo dân (theo cha Cardim).

 

1640.   Tháng 2, lm. Đắc Lộ trở lại truyền giáo ở Đàng Trong (Thuận Hoá). Tháng 9, ngài được lệnh rời Quảng Nam trở về Macao, nhưng cha lén trở lại Cửa Hàn ngày 17-12 và tiếp tục hoạt động tại Quảng Nam, Bình Định, Phú Yên, rửa tội được 1.305 tân tòng.

 

1642.   Lm. Đắc Lộ mạo hiểm trở lại Hải Phố, dâng nhiều tặng phẩm lên chúa Thượng (Nguyễn Phúc Lan, 1638-1648), nên được giữ lại để trình bày về thiên văn cho chúa Thượng ban ngày; ban đêm cha lén đào tạo các thầy giảng. Nhưng không được bao lâu, cha lại bị trục xuất. Trong thánh lễ từ biệt, cha nhận lời khấn giữ luật độc thân phục vụ dân Chúa của hơn 10 thầy giảng.

 

1643.   Tất cả các thừa sai đều bị trục xuất.

 

1644.   (26-7) Thầy giảng Anrê Phú Yên tử đạo tại Quảng Nam. Thầy là chứng nhân đầu tiên của Đàng Trong. Lm. Đắc Lộ mạo hiểm cứ ở lại miền Trung, bị bắt, cầm tù và sau đó bị trục xuất. Ngài đã hoàn thành các tài liệu về giảng dạy giáo lý và ban các phép bí tích.

 

1645.   (3-7) Lm. Đắc Lộ bị trục xuất vĩnh viễn khỏi Việt Nam, cha trở về Macao. Ngày 20-12, trên đường về châu Âu, ngài vận động Toà Thánh gửi giám mục sang Việt Nam, ngài đem theo chiếc sọ của thầy giảng Anrê Phú Yên.

 

1646.   Lm. Gaspar d’Amaral từ Macao trở lại Việt Nam với 3 lm.: Pedro Alberto, Ignace Leviski, Francesco Ascanio Ruida. Lúc này miền Bắc đã có 100.000 Kitô hữu.

 

1650.   (2-8) Tại Roma, cha Đắc Lộ yết kiến Đức Thánh Cha Innocens X (1644-1655) để trình bày về công cuộc truyền giáo tại Việt Nam và thỉnh cầu Toà Thánh đặt hàng giáo phẩm để công cuộc truyền giáo được tiến triển tốt đẹp. Toà Thánh chấp nhận và chọn ngài lên hàng giám mục, gửi ngài trở lại Việt Nam, nhưng ngài khiêm nhường từ chối.

 

1651.   Tại Roma, lm. Đắc Lộ cho xuất bản 3 tác phẩm quốc ngữ đầu tiên, do chính cha biên soạn và nhà xuất bản Đa Ngữ Thánh Bộ Truyền giáo ấn hành:

 

- Tự điển Việt Bồ La (Dictionarium Annamiticum Lusitanum et Latinum, 5-2-1651)

 

- Sách văn phạm Việt Nam (Linguae Annamiticae seu Tuchinensis Brevis Declaratio, 5-2-1651).

 

- Sách giáo lý song ngữ Phép giảng tám ngày (Cathechismus pro iis qui volunt suscipere Baptismum in octo dies divisus, 2-10-1651).

 

1652.   Lm. Đắc Lộ đến Paris, Pháp, vận động hàng giáo sĩ Pháp tình nguyện đi truyền giáo tại Á Đông. Ngài trình bày về công cuộc truyền giáo và ước nguyện của Đức Thánh Cha Innocens X muốn đặt hàng giáo phẩm tại Việt Nam. Một số các giáo sĩ Pháp tình nguyện và Hội Thừa sai Paris bắt đầu manh nha.

 

1653.   Vào tháng 7, kiến nghị xin thiết lập các giáo phận tại Việt Nam được gửi tới Toà Thánh.

 

1659.   (9-9) Đức Thánh Cha Alexander XII ban sắc lệnh thiết lập 2 giáo phận truyền giáo đầu tiên tại Việt Nam:

 

- Giáo phận Đàng Trong: từ sông Gianh trở vào Nam bao gồm Chiêm Thành và Cao Miên (Cambodia) do Đức giám mục Pierre Lambert de la Motte làm đại diện tông toà.

 

- Giáo phận Đàng Ngoài: từ sông Gianh trở ra Bắc và miền Nam Trung Hoa do Đức cha François Pallu cai quản.

 

Tài liệu: “Lịch sử Nước Annam” được viết tay do thầy giảng Bentô Thiện biên soạn, gồm 12 trang khổ 20x29cm. Đây là một tài liệu quý giá về chữ quốc ngữ do chính người Việt sáng tác vào thời phôi thai, minh chứng sự đóng góp to lớn của người Việt với các giáo sĩ Âu Châu trong việc hình thành chữ quốc ngữ. Tài liệu này hiện được lưu trữ tại văn khố dòng Tên ở Roma.

 

- Ngày 10-11, thành lập Hội Thừa sai Hải ngoại Paris, một hội giáo sĩ thuộc quyền giáo hoàng, không có lời khấn, không có đặc ân miễn trừ.

 

1660.   Lm. Đắc Lộ đã thành công, nhưng giấc mơ trở lại Việt Nam của ngài bất thành. Cuối năm 1654, cha được sai đi truyền giáo tại Ba Tư và đã an nghỉ vĩnh viễn tại Ispahan ngày 5-11-1660. Ngài là một nhà truyền giáo, nhà văn hoá, ngôn ngữ học và có công đầu trong việc sáng tạo ra chữ Quốc ngữ của người Việt Nam.

 

1662.   (22-8) Giám mục P. Lambert de la Motte đến Thái Lan cùng 2 lm. là Jacques de Bourges và F. Deydier Phan tạm ở tại Ayuthia (cũng gọi Ayutthaya, hay Juthia. Đây là thủ đô của nước Xiêm, Thái Lan ngày nay, từ năm 1350-1767) chờ dịp thuận tiện vào giáo phận Đàng Trong.

 

1663.   (12-11) Những thừa sai dòng Tên cuối cùng bị trục xuất, chấm dứt thời kỳ khai phá của dòng Tên tại Đàng Ngoài. Trong đó có thừa sai Joseph Tissanier là người có công đã ghi chép về công cuộc truyền giáo của dòng ở Đàng Ngoài.

 

1664.   Tháng 7, lm. Louis Chevreuil, đại diện của Giám mục Lambert, tới Đà Nẵng và Huế.

 

Giám mục François Pallu đến chủng viện Ayuthia (Thái Lan), chờ dịp thuận tiện vào giáo phận Đàng Ngoài.

 

1665.   Chúa Hiền Nguyễn Phúc Tần (1648-1687) duy trì lệnh cấm đạo.

 

Chỉ còn 3 giáo sĩ dòng Tên: Domenico Fuciti tại triều đình (Thuận Hoá), Pedro Marques tại Hải Phố và F. Ignace Baudet tại Cửa Hàn. Nhưng tháng 2, tất cả các thừa sai dòng Tên bị trục xuất khỏi Đàng Trong, chấm dứt thời kỳ khai phá của dòng Tên ở đây. Tháng 3, cha Chevreuil cũng phải lên tàu về Macao. Tháng 8, linh mục tổng đại diện của Giám mục Lambert de la Motte tới Đàng Trong, bắt đầu thời kỳ của các đại diện tông toà.

 

1666.   Lm. Deydier, tổng đại diện của Giám mục F. Pallu, tới Thăng Long, bắt đầu thời kỳ các đại diện tông toà ở Đàng Ngoài.

 

1668.   Tại chủng viện Ayuthia, 4 lm. Việt Nam đầu tiên được phong chức, đó là:

 

- Lm. Giuse Trang và Luca Bền, thuộc giáo phận Đàng Trong, được thụ phong vào tháng 3.

 

- Lm. Bênêdictô Hiền (Bentô Thiện) với lm. Gioan Huệ, thuộc giáo phận Đàng Ngoài, được thụ phong vào tháng 6.

 

1669.   Tháng 7, Giám mục Lambert de la Motte, đại diện tông toà Đàng Trong, giám quản tông toà Đàng Ngoài, thay mặt Giám mục François Pallu (về Roma), tới Thăng Long viếng thăm mục vụ trong y phục một thương gia của công ty Đông Ấn Pháp.

 

1670.   Tháng 2, Giám mục Lambert de la Motte họp Công đồng Đàng Ngoài tại Phố Hiến. Ngài cũng thành lập dòng Mến Thánh Giá và ngày 19-2, ngài rời Phố Hiến về Thái Lan.

 

1671.   (1-9) Giám mục Lambert de la Motte tới Nha Trang để thăm viếng mục vụ Đàng Trong. Ngài cũng thiết lập tại An Chỉ, Quảng Ngãi một tu viện Mến Thánh Giá.

 

1672.   (19-1) Giám mục L. de la Motte họp Công đồng Đàng Trong ở Hội An (Hải Phố) gồm các giáo sĩ, thầy giảng và các đại diện giáo khu. Ngài ở lại Thuận Hoá khoảng 2 tuần, ban phép Thêm sức cho khoảng 4.500 tín hữu, rồi sau đó trở về Thái Lan.

 

1673.   Giám mục François Pallu tìm cách vào giáo phận Đàng Ngoài. Trong chuyến đi, ngài bị bão đánh dạt vào Phi Luật Tân, bị người Tây Ban Nha nghi ngờ ngài là mật thám nên bắt giải về châu Âu.

 

1675.   Giám mục Lambert de la Motte thăm giáo phận Đàng Trong lần II, ban phép Thêm sức cho 10.000 tín hữu; tình hình bắt đạo nghiêm trọng. Ngài để lại 3 giáo sĩ: lm. Bénigne Vachet tại Thuận Hoá, lm. Jean de Courtaulin ở Quảng Ngãi và lm. Gabriel Bouchard tại miền Nam Trung Việt. Ngài trở về Thái Lan và mất tại đây năm 1679, thọ 55 tuổi.

 

1677.   Tại Roma, Đức cha Pallu vận động Toà Thánh chia giáo phận Đàng Ngoài thành 2 giáo phận, lấy sông Hồng làm ranh giới.

 

1679.   Giáo phận Đàng Ngoài (1659) được chia làm hai giáo phận mới: giáo phận Đông Đàng Ngoài từ sông Hồng ra phía biển với tân Giám mục Deydier và giáo phận Tây Đàng Ngoài từ sông Hồng đến biên giới Lào, đặt dưới quyền của Giám mục J. de Bourges.

 

Giáo phận Đàng Ngoài gồm: 2 giám mục, 7 giáo sĩ thừa sai Pháp, 11 linh mục Việt Nam, nhiều thầy giảng, các nữ tu Mến Thánh Giá và 200.000 tín hữu.

 

1685.   Hai giám mục rời Phố Hiến đến sống tại Thăng Long. Chúa Trịnh Căn (1682-1707) không gây trở ngại cho việc truyền giáo của các ngài, vì chúa đã nhận tặng vật của vua Pháp Louis XIV.

 

1687.   Tại Đàng Trong, chúa Hiền băng hà, chúa Ngãi Nguyễn Phúc Trân (1687-1691) lên nối nghiệp, dời kinh đô về Phú Xuân.

 

1691.   Chúa Ngãi băng hà. Chúa Minh Nguyễn Phúc Chu (1691-1725) nối nghiệp, áp dụng chính sách cấm đạo.

 

1693.   Giám mục Deydier, thuộc giáo phận Đông Đàng Ngoài, qua đời sau 14 năm chăm sóc giáo phận. Giám mục J. de Bourges phải kiêm 2 giáo phận, nhưng vì tình trạng thiếu thừa sai MEP, nên giáo phận Đông Đàng Ngoài từ đây được các linh mục dòng Đa Minh Tây Ban Nha đảm trách.

 

1694.   Lịch sử ghi nhận 2 giáo sĩ dòng Tên Việt Nam tiên khởi: lm. Antong Năng và Linô Lịch.

 

1698.   Toà Thánh bổ nhiệm một linh mục dòng Đa Minh, Raimundo Lezzoli Cao (1648-1706), người Ý, làm giám mục đại diện tông toà Đông Đàng Ngoài.

THẾ KỶ XVI <<
THẾ KỶ XVIII >>
 
Ý CẦU NGUYỆN THÁNG 10-2024
Cầu nguyện cho sứ mạng được chia sẻ
Chúng ta hãy cầu nguyện để Giáo Hội được tiếp tục nâng đỡ bằng tất cả những phương thức có thể, một lối sống công nghị, việc đồng trách nhiệm, thúc đẩy sự tham gia, sự hiệp thông và chia sẻ sứ mạng giữa các linh mục, tu sĩ và giáo dân.
For a shared mission
When bishops and laypeople meet for the second part of the Synod on Synodality during October, the faithful are asked to pray that “the Church continues to sustain a synodal lifestyle in every way.”
Phim - Nhạc - Suy niệm
Xem chuyên mục Media Online
Từ Điển Online:     

Truyền Tin

Email: tt.march25@gmail.com

Website: truyen-tin.net

Online since: May 2010

Tìm kiếm nội dung
(Gõ từ khóa vào vào khung dưới đây)
Tìm kiếm trong Google
Nhấn vào >> Google Search

Liên hệ

Đặt làm trang chủ

@