Tôi không nói điều gì xấu về bất cứ ai, và nói về tất cả những điều tốt đẹp tôi biết về mọi người.

Benjamin Franklin (1706-1790)
Truyen-tin.net - Sơ lược dữ kiện:

  • ♥ Tiểu sử Các Thánh: 272
  • ♥ Các Bài đọc thánh lễ: 772
  • ♥ Văn hoá, nghệ thuật: 1154
  • ♥ Tin tức, chuyên đề... 15710
  • ♥ Thư viện hình ảnh: 6916
  • ♥ Suy niệm Lới Chúa: 784
  • ♥ Video: 2269
  • ♥ Tài liệu tham khảo: 780

... cùng những sưu tập khác.
tt
Laudetur Jesus Christus - Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô NewsFeed
-
TIN TỨC - SỰ KIỆN » Giáo Hội Toàn Cầu
Back TRỞ LẠI (Cập nhật: 29/01/2025 10:11:30 CH)
A  A  A
Toà Thánh: Trí tuệ nhân tạo là cơ hội, nhưng con người có thể trở thành nô lệ của máy móc
Ngày 28/1, Toà Thánh đã công bố Văn kiện chung của hai Bộ Giáo lý Đức tin và Văn hoá – Giáo dục về mối quan hệ giữa Trí tuệ Nhân tạo và Trí tuệ Con người: “Trí tuệ nhân tạo không phải là một hình thức nhân tạo của trí tuệ, mà chỉ là một sản phẩm của trí tuệ con người.” Văn kiện nhấn mạnh tiềm năng cũng như những thách đố của trí tuệ nhân tạo trong các lĩnh vực giáo dục, kinh tế, lao động, y tế, quan hệ con người và quốc tế, cũng như trong bối cảnh chiến tranh.

Văn kiện có tên “Antiqua et Nova” do Bộ Giáo lý Đức tin và Bộ Văn hoá – Giáo dục cùng suy tư và biên soạn. Văn kiện này được gửi đến các bậc phụ huynh, giáo viên, linh mục, giám mục và tất cả những ai được mời gọi giáo dục và truyền đạt đức tin, cũng như những người mong muốn phát triển khoa học và công nghệ “để phục vụ con người và công ích”.

Văn kiện nhấn mạnh Trí tuệ Nhân tạo (AI) không thể được xem như một con người, không thể được thần thánh hoá, cũng không được thay thế các mối quan hệ giữa con người với nhau. AI chỉ nên được sử dụng “như một công cụ bổ trợ cho trí tuệ con người”.

Nội dung văn kiện "Antiqua et Nova"


Với 117 đoạn, Văn kiện Antiqua et Nova (tựa đề mang ý nghĩa “sự khôn ngoan cổ và tân”) nêu bật những cơ hội và thách đố mà AI mang lại trong các lĩnh vực giáo dục, kinh tế, lao động, y tế, quan hệ quốc tế và xã hội, cũng như trong bối cảnh chiến tranh. Đặc biệt trong lĩnh vực chiến tranh, văn kiện cảnh báo rằng AI có thể tăng cường nguồn lực quân sự “vượt quá khả năng kiểm soát của con người”, đồng thời “đẩy nhanh cuộc chạy đua vũ trang mất kiểm soát với những hậu quả tàn khốc cho quyền con người”.

Những nguy cơ và tiến bộ

Văn kiện trình bày một cách cân bằng cả những nguy cơ và tiến bộ của AI. Trên thực tế, văn kiện khuyến khích sự phát triển của AI như một phần trong công trình cộng tác của con người với Thiên Chúa, nhằm “đưa công trình sáng tạo hữu hình đến sự hoàn thiện”. Tuy nhiên, mối quan ngại lớn vẫn là những tác động chưa thể lường trước của AI, kể cả đối với những ứng dụng tưởng chừng vô hại như việc tạo ra văn bản và hình ảnh, có thể góp phần vào “cuộc khủng hoảng sự thật ngày càng gia tăng”.

Phân biệt giữa trí tuệ nhân tạo và trí tuệ con người


Trọng tâm của văn kiện là những suy tư mang tính nhân học và luân lý. Văn kiện nhấn mạnh sự khác biệt “mang tính quyết định” giữa trí tuệ nhân tạo và trí tuệ con người – trí tuệ con người được Thiên Chúa ban tặng và được hình thành qua vô số kinh nghiệm sống. Trong khi đó, trí tuệ nhân tạo không có khả năng phát triển theo cách này. Trí tuệ nhân tạo chỉ hoạt động theo nguyên lý chức năng, đánh giá con người chỉ dựa trên năng suất và hiệu quả, trong khi phẩm giá con người là bất khả xâm phạm, ngay cả trong bào thai, nơi một người hôn mê hay một cụ già đau yếu. Vì thế, việc gọi AI là “trí tuệ” là sai lầm, bởi lẽ AI không phải là “một dạng nhân tạo của trí tuệ” mà chỉ là “một sản phẩm của trí tuệ con người”.

Quyền lực trong tay một số ít người

Như bất kỳ sản phẩm nào của trí tuệ con người, AI có thể được sử dụng cho mục đích tốt hoặc xấu. Văn kiện thừa nhận rằng AI có thể mang lại “những đổi mới quan trọng” trong nhiều lĩnh vực, nhưng cũng cảnh báo nguy cơ làm trầm trọng thêm tình trạng gạt ra bên lề xã hội, phân biệt đối xử, nghèo đói, bất bình đẳng và “khoảng cách số”. Đặc biệt, văn kiện lo ngại về việc “hầu hết quyền kiểm soát các ứng dụng AI chính yếu đang tập trung trong tay một số ít tập đoàn quyền lực”, khiến AI có thể bị thao túng vì lợi ích kinh tế hoặc để định hướng dư luận theo ý đồ của một nhóm lợi ích nào đó.

Chiến tranh

Văn kiện phân tích nhiều lĩnh vực liên quan đến AI, bao gồm cả chiến tranh. AI có thể được sử dụng để hỗ trợ các quốc gia trong việc tìm kiếm hòa bình và an ninh. Tuy nhiên, các hệ thống vũ khí tự động và sát thương – có thể “xác định và tiêu diệt mục tiêu mà không có sự can thiệp trực tiếp của con người” – là một “mối quan ngại đạo đức nghiêm trọng”. Đức Thánh Cha đã nhiều lần kêu gọi cấm sử dụng loại vũ khí này, vì như ngài đã phát biểu tại Hội nghị G7 ở Puglia: “Không một cỗ máy nào được phép quyết định về mạng sống của một con người.”

Quan hệ con người

Văn kiện nhận định rằng AI có thể giúp thúc đẩy kết nối giữa con người, nhưng đồng thời cũng có thể dẫn đến “tình trạng cô lập nguy hại”. Đặc biệt, văn kiện cảnh báo rằng AI có thể khuyến khích trẻ em hình thành quan điểm “duy lợi” về các mối quan hệ, như cách trẻ em tương tác với chatbot. Việc nhân cách hóa AI là một sai lầm nghiêm trọng và “vi phạm đạo đức nghiêm trọng” nếu được sử dụng cho mục đích lừa đảo.

Kinh tế, lao động và y tế


Văn kiện cũng cảnh báo về những tác động của AI đối với kinh tế và lao động. AI có thể nâng cao năng suất và tạo ra việc làm mới, nhưng đồng thời cũng có nguy cơ “hạ thấp phẩm giá người lao động, giám sát tự động và ép buộc họ vào các công việc rập khuôn”, làm thui chột khả năng sáng tạo. Trong lĩnh vực y tế, dù AI có thể hỗ trợ chẩn đoán, nhưng nếu thay thế hoàn toàn mối quan hệ giữa bác sĩ và bệnh nhân thì sẽ “gia tăng sự cô đơn của người bệnh”.

Sự thật, deepfake và kiểm soát thông tin

Văn kiện cảnh báo về nguy cơ AI tạo ra tin giả (fake news) và nội dung giả mạo (deepfake), có thể được sử dụng để thao túng dư luận. Vì thế, văn kiện kêu gọi mọi người thận trọng kiểm chứng thông tin và tránh lan truyền những nội dung xúc phạm phẩm giá con người.

AI và mối tương quan với Thiên Chúa

Văn kiện trích dẫn Kinh Thánh để cảnh báo về nguy cơ AI có thể trở thành một “thần tượng” mới. AI chỉ là “một phản chiếu mờ nhạt” của con người, và con người không thể thần thánh hoá AI mà biến mình thành nô lệ của chính tác phẩm do mình tạo ra. Do đó, văn kiện nhấn mạnh rằng AI phải “chỉ được sử dụng như một công cụ bổ trợ cho trí tuệ con người, chứ không thay thế sự phong phú của nó”.


Vatican News
Ghi lại phản hồi, xin nhấn vào »  Nhập ý kiến của bạn:
Ý kiến - nhận xét của bạn về bài:

Toà Thánh: Trí tuệ nhân tạo là cơ hội, nhưng con người có thể trở thành nô lệ của máy móc

Tên:
Email:
Ý kiến - nhận xét - Comments:

  (hoặc nhấn phím ESC hoặc nhấn vào khung nền)

Chưa có ý kiến   Pending (3)
TIN - BÀI KHÁC   6526 tin bài trong TIN TỨC - SỰ KIỆN » Giáo Hội Toàn Cầu
  Vatican và Microsoft tạo trò chơi khám phá Đền thờ Thánh Phêrô | Vatican News
  Các tín hữu vui mừng khi gặp lại Đức Thánh Cha sau gần 40 ngày | Vatican News
  Đức Thánh Cha chào và ban phép lành sau gần 40 ngày nhập viện | Vatican News
  Đức Thánh Cha sẽ xuất viện vào Chúa Nhật ngày 23/3 | Vatican News
  Đức Thánh Cha: Bước qua Cửa Thánh để lại lên đường với đức tin và hiệp nhất trong đức ái | Hồng Thuỷ
  Giới trẻ Đức chuẩn bị tham dự Năm Thánh Giới trẻ | Vatican News
  ĐHY Parolin kêu gọi bảo vệ trẻ em khỏi những nguy hại đến từ trí tuệ nhân tạo | Vatican News
  Đức Thánh Cha tặng Nhà thờ Chính toà Buenos Aires huân chương do cựu Tổng thống Biden tặng | Vatican News
  Giáo hội có vai trò bảo vệ trẻ em trước nguy hiểm do việc lạm dụng trí tuệ nhân tạo | Vatican News
  Các Giám mục Hoa kỳ đưa chương trình hỗ trợ các bà mẹ đến các giáo xứ | Vatican News
  ĐHY Parolin: Mong rằng các cuộc đàm phán ngừng bắn giữa Ucraina và Nga mang lại hoà bình công bằng và lâu dài | Vatican News
  Thống kê năm 2025: Trên toàn thế giới có 1 tỷ 406 triệu người Công giáo | Vatican News
  Đức Thánh Cha: Hãy để cho mình được Chúa Giêsu gặp gỡ để dám thay đổi cuộc sống và được tái sinh | Vatican News
  Toà Thánh mời gọi truyền thông kể những câu chuyện hy vọng | Vatican News
  Đức Thánh Cha: Chiến tranh là vô lý, hãy giải trừ vũ khí khỏi Trái Đất | Vatican News
  Toà Thánh kêu gọi các tín hữu lạc quyên cho Thánh Địa vào Thứ Sáu Tuần Thánh | Vatican News
  ĐHY Czerny: Đức Thánh Cha cũng rao giảng Tin Mừng qua sự đau yếu | Hồng Thuỷ
  Hình ảnh đầu tiên của Đức Thánh Cha kể từ khi nhập viện | Vatican News
  Từ khi Đức Thánh Cha nhập viện, mỗi ngày hàng ngàn lá thư của các tín hữu trên thế giới gửi đến ngài | Vatican News
  Đức Thánh Cha suy niệm cho Kinh Truyền Tin (16/3): Trở thành những người mang ánh sáng và bình an của Đức Kitô | Vatican News
Tìm kiếm trong phần Tin - Bài này
 [Tìm tên bài, tên tác giả, nội dung...]
Ý CẦU NGUYỆN THÁNG 3-2025
Cầu cho những gia đình đang gặp khủng hoảng.
Chúng ta hãy cầu nguyện để những gia đình tan vỡ có thể tìm ra phương thuốc chữa lành vết thương của mình thông qua sự tha thứ, khám phá lại những món quà của nhau, ngay cả trong những khác biệt của họ.
Phim - Nhạc - Suy niệm
Xem chuyên mục Media Online
Từ Điển Online:     

Truyền Tin

Email: tt.march25@gmail.com

Website: truyen-tin.net

Online since: May 2010

Tìm kiếm nội dung
(Gõ từ khóa vào vào khung dưới đây)
Tìm kiếm trong Google
Nhấn vào >> Google Search

Liên hệ

Đặt làm trang chủ

@