Tình trạng thê thảm của các thụ tạo không thể làm phai nhoà niềm vui sâu xa trong tâm hồn tôi, đó là “dòng chảy an bình” được trào tuôn khi tôi tưởng nghĩ đến phúc lành vô biên, lớn lao và bất biến của Đấng Tạo Hoá. Chúng ta phải “tạ ơn Thiên Chúa vì vinh quang cao cả của Người”, hân hoan vì Người là Thiên Chúa.

Đấng đáng kính Charles de Foucauld
Truyen-tin.net - Sơ lược dữ kiện:

  • ♥ Tiểu sử Các Thánh: 272
  • ♥ Các Bài đọc thánh lễ: 772
  • ♥ Văn hoá, nghệ thuật: 1154
  • ♥ Tin tức, chuyên đề... 15483
  • ♥ Thư viện hình ảnh: 6916
  • ♥ Suy niệm Lới Chúa: 784
  • ♥ Video: 2269
  • ♥ Tài liệu tham khảo: 780

... cùng những sưu tập khác.
tt
Laudetur Jesus Christus - Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô NewsFeed
-
TÀI LIỆU
Back TRỞ LẠI (Cập nhật: 14/12/2023 12:32:16 CH)
A  A  A
Có thể lưu giữ tro cốt người quá cố ở đâu? Câu trả lời của Bộ Giáo lý Đức tin
Trụ sở Bộ Giáo lý Đức tin
Bộ Giáo lý Đức tin đã trả lời hai câu hỏi của Đức Hồng y Matteo Zuppi, Tổng Giám mục Giáo phận Bologna của Ý, về việc liệu có thể giữ tro cốt người quá cố ở những nơi chung giống như hòm đựng hài cốt hay không và liệu có thể giữ một phần nhỏ ở một nơi có ý nghĩa quan trọng đối với người đã khuất hay không. Câu trả lời cho cả hai trường hợp là được, với một số điều kiện như cần phải tránh bất kỳ sự hiểu lầm có tính phiếm thần, tôn giáo tự nhiên hay chủ nghĩa hư vô.

Đức Hồng y Zuppi, Chủ tịch Hội đồng Giám mục Ý, đã đệ trình những câu hỏi trên trong bối cảnh ngày càng có nhiều người chọn cách hoả táng những người thân yêu đã qua đời của mình và sau đó rải tro vào thiên nhiên. Các câu hỏi cũng được thúc đẩy bởi ước muốn là “các lý do kinh tế” được đề nghị với chi phí thấp hơn của việc rải tro “không phải là lý do chính”; và với mong muốn đưa ra những chỉ dẫn “về nơi để tro cốt một khi tro hết thời hạn được bảo quản”, với mục đích không chỉ đáp ứng yêu cầu của các thành viên trong gia đình, mà “quan trọng hơn, theo lời loan báo của Kitô giáo về sự sống lại của thân xác và sự tôn trọng dành cho chúng”.

Câu hỏi thứ nhất: "Xét vì giáo luật cấm rải tro của người quá cố, liệu có thể chuẩn bị một nơi thánh thiêng được xác định và cố định lâu dài để thu chung lại và bảo quản tro của những người quá cố đã được rửa tội, với dữ liệu cá nhân cơ bản của từng người để tên của họ không bị quên lãng, tương tự như những hòm giữ hài cốt, nơi hài cốt đã trở thành khoáng vật của những người quá cố được đặt và bảo quản không?"

Câu hỏi thứ hai là: “Một gia đình có được phép giữ một phần tro cốt của một thành viên trong gia đình ở một nơi có ý nghĩa quan trọng đối với cuộc đời của người đã khuất không?”

Trong một tài liệu được ký bởi Đức Hồng y Tổng trưởng Victor Fernandez, được Đức Thánh Cha phê chuẩn vào ngày 9/12, Bộ Giáo lý Đức tin đã trả lời có thể cho hai câu hỏi trên.

Trước hết, Bộ nhắc rằng theo Huấn thị Ad resurgendum cum Christo - Sống lại với Đức Kitô - được ban hành năm 2016 (n. 5), “tro cốt phải được lưu giữ ở một nơi linh thiêng, ví dụ như nghĩa trang (đất thánh), hoặc ở một khu vực dành riêng cho mục đích này, với điều kiện là nơi này được giáo quyền chỉ định”. Những lý do cho sự lựa chọn này được đưa ra, đó là nhu cầu bảo đảm rằng “người quá cố không bị loại trừ khỏi lời cầu nguyện và sự tưởng nhớ của gia đình họ và của cộng đồng Kitô giáo”, và để tránh việc “các tín hữu đã qua đời bị lãng quên hoặc hài cốt của họ được tôn trọng”, cũng như ngăn ngừa “những thực hành không phù hợp hoặc mê tín”.

Bộ Giáo lý Đức tin cũng nhắc lại rằng “đức tin cho chúng ta biết rằng chúng ta sẽ được sống lại với cùng một thân xác, thứ là vật chất”, ngay cả khi “vật chất đó sẽ được biến đổi, giải thoát khỏi những giới hạn của thế giới này”. Theo nghĩa này, sự sống lại sẽ diễn ra trong xác thịt này mà chúng ta đang sống”. Nhưng sự biến đổi này "không ngụ ý sự phục hồi của các hạt vật chất giống hệt nhau đã từng hình thành nên cơ thể con người". Vì vậy, "thân xác của người được sống lại không nhất thiết được tạo thành từ những yếu tố giống như trước khi chết. Vì đây không phải là việc hồi sinh đơn giản một xác chết, nên việc sống lại có thể diễn ra ngay cả khi cơ thể đã bị phá huỷ hoàn toàn hoặc phân tán. Điều này giúp chúng ta hiểu tại sao trong nhiều bình đựng tro cốt, tro cốt của người quá cố được để cùng nhau mà không được đặt riêng biệt".

Tiếp đến Bộ Giáo lý Đức tin nhấn mạnh rằng “tro của người quá cố đến từ những hài cốt vật chất vốn là một phần của cuộc hành trình lịch sử mà con người trải qua, đến mức Giáo hội phải đặc biệt quan tâm và tôn sùng thánh tích của các Thánh. Sự chú ý và tưởng nhớ này cũng khiến chúng ta có thái độ tôn kính thiêng liêng” đối với tro cốt của người đã khuất, và “chúng ta lưu giữ ở một nơi thánh thiêng thích hợp cho việc cầu nguyện”.

Sau đó, để trả lời câu hỏi của Đức Hồng y Zuppi, Bộ Giáo lý Đức tin trả lời rằng “một nơi thánh thiêng được xác định và cố định có thể được dành cho việc thu chung lại và bảo quản tro cốt của những người đã được rửa tội đã qua đời, với chi tiết về danh tính của mỗi người để tên của họ không bị quên mất”. Do đó, Giáo hội chấp nhận việc có thể đặt tro vào một nơi chung, giống như các hòm hài cốt, trong khi vẫn lưu giữ ký ức về mỗi cá nhân đã khuất.

Để trả lời câu hỏi thứ hai, Bộ Giáo lý Đức tin tuyên bố: “Thẩm quyền Giáo hội, phù hợp với các quy luật dân sự hiện hành, có thể xem xét và đánh giá yêu cầu của một gia đình về việc lưu giữ một cách thích hợp một phần tro cốt của người thân của họ ở một nơi có ý nghĩa quan trọng đối với cuộc đời của người quá cố, với điều kiện là mọi kiểu hiểu lầm mang tính phiếm thần, tôn giáo tự nhiên hoặc chủ nghĩa hư vô đều bị loại trừ và cũng miễn là tro của người quá cố được lưu giữ ở một nơi linh thiêng.”

Trả lời câu hỏi của Vatican Media, Bộ Giáo lý Đức tin giải thích rằng sự can thiệp và đánh giá của cơ quan giáo quyền không chỉ mang tính giáo luật mà còn mang tính chất mục vụ, để giúp gia đình phân định những lựa chọn cần thực hiện, đồng thời xem xét mọi khả năng.

Vì một số luật dân sự cấm chia tro của người quá cố, Bộ Giáo lý Đức tin giải thích rằng câu hỏi thứ hai nảy sinh từ cuộc đối thoại giữa các Giám mục từ một số quốc gia khác nhau. Câu trả lời của Bộ đã xem xét khả năng này từ quan điểm thần học hơn là quan điểm dân sự, như sau đó đã được giải thích rõ trong câu trả lời.


Vatican News
Ghi lại phản hồi, xin nhấn vào »  Nhập ý kiến của bạn:
Ý kiến - nhận xét của bạn về bài:

Có thể lưu giữ tro cốt người quá cố ở đâu? Câu trả lời của Bộ Giáo lý Đức tin

Tên:
Email:
Ý kiến - nhận xét - Comments:

  (hoặc nhấn phím ESC hoặc nhấn vào khung nền)

Chưa có ý kiến   Pending (3)
TIN - BÀI KHÁC   735 tin bài trong TÀI LIỆU
  Bộ Giáo lý Đức tin và các cuộc “hiện ra” | Vatican News
  Tóm tắt Tông huấn mới của ĐTC về Thánh Têrêsa Hài Đồng "Chính sự tin tưởng" | Vatican News
  Kinh nguyện chính thức của Ngày Thế giới Ông bà và Người Cao tuổi lần thứ nhất | Vatican News
  Lịch sử thành hình Công giáo nghi lễ Chanđê và Công giáo nghi lễ Syriac
  Toàn văn bài diễn văn của Đức Giáo hoàng tại Nhà thờ Đức Mẹ Cứu Rỗi ở Baghdad | Cao Nguyên
  Diễn từ của ĐTC trước Chính quyền Dân sự và Ngoại giao đoàn tại Iraq | TT
  Phải dạy Giáo lý theo Công đồng Vatican II | Vũ Văn An
  Hướng đi tổng quát và các sáng kiến trong Năm “Gia đình Amoris Laetitia”
  Hướng dẫn của Bộ Phụng tự cử hành ngày Chúa Nhật Lời Chúa | Hồng Thuỷ
  Kinh nguyện Gia đình |
  Giới thiệu vài trang đầu Tông huấn Amoris Laetitia - Niềm vui của Tình yêu | VP. HĐGM Việt Nam
  Tài liệu dành cho Tuần lễ cầu nguyện cho sự hiệp nhất các Kitô hữu năm 2016 |
  Hướng dẫn Mục vụ Thánh nhạc
  Đối thoại những vấn đề khoa học và đức tin - Chương 6 | Lm. Đan Vinh
  Đối thoại những vấn đề khoa học và đức tin - Chương 5 | Lm. Đan Vinh
  Đối thoại những vấn đề khoa học và đức tin - Chương 4 | Lm. Đan Vinh
  Đối thoại những vấn đề khoa học và đức tin - Chương 3 | Lm. Đan Vinh
  Đối thoại những vấn đề khoa học và đức tin - Chương 2 | Lm. Đan Vinh
  Đối thoại những vấn đề khoa học và đức tin - Chương 1 | Lm. Đan Vinh
  Đối thoại những vấn đề khoa học và đức tin - Giới thiệu | Lm. Đan Vinh
Tìm kiếm trong phần Tin - Bài này
 [Tìm tên bài, tên tác giả, nội dung...]
Mồng 9 tháng 11 năm Giáp Thìn
Chúa Nhật 2 Mùa Vọng Năm C
Ý CẦU NGUYỆN THÁNG 12-2024
Cầu nguyện cho những người hành hương hy vọng
Chúng ta hãy cầu nguyện để Năm Thánh mở ra cho chúng ta sự tăng cường về đức tin, giúp chúng ta nhận biết Đức Kitô phục sinh ở giữa cuộc đời chúng ta, biến đổi chúng ta thành những người hành hương đầy hy vọng Kitô giáo.
For pilgrims of hope
In anticipation of the Church’s next jubilee, the faithful are asked to pray during the month of December that “the coming Church Jubilee Year 2025 strengthens us in our faith, helping us to recognize the risen Christ in the midst of our lives, transforming us into pilgrims of Christian hope.”
SUY NIỆM TIN MỪNG

Phim - Nhạc - Suy niệm
Xem chuyên mục Media Online
Từ Điển Online:     

Truyền Tin

Email: tt.march25@gmail.com

Website: truyen-tin.net

Online since: May 2010

Tìm kiếm nội dung
(Gõ từ khóa vào vào khung dưới đây)
Tìm kiếm trong Google
Nhấn vào >> Google Search

Liên hệ

Đặt làm trang chủ

@