Mục đích của cuộc đời là trải rộng hạnh phúc.

Maharishi Mahest Yogi
Truyen-tin.net - Sơ lược dữ kiện:

  • ♥ Tiểu sử Các Thánh: 272
  • ♥ Các Bài đọc thánh lễ: 772
  • ♥ Văn hoá, nghệ thuật: 1154
  • ♥ Tin tức, chuyên đề... 15866
  • ♥ Thư viện hình ảnh: 6916
  • ♥ Suy niệm Lới Chúa: 784
  • ♥ Video: 2269
  • ♥ Tài liệu tham khảo: 780

... cùng những sưu tập khác.
tt
Laudetur Jesus Christus - Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô NewsFeed
-
TIN TỨC - SỰ KIỆN » Giáo Hội Toàn Cầu
Back TRỞ LẠI (Cập nhật: 23/11/2023 9:57:35 CH)
A  A  A
Tiếp kiến chung 22/11: Tất cả mọi người đều có quyền đón nhận Tin Mừng của Chúa
Trong bài giáo lý trong buổi tiếp kiến chung sáng thứ Tư 22/11/2023, tiếp tục với cảm hứng từ tông huấn Niềm Vui Tin Mừng, Đức Thánh Cha chia sẻ với các tín hữu hiện diện tại Quảng trường Thánh Phêrô về chủ đề "Lời loan báo Tin Mừng được dành cho tất cả mọi người". Khi Thiên Chúa chọn một người là để yêu thương mọi người, để đến với nhiều người. Do đó, Kitô hữu có sứ mạng phổ quát, được mời gọi loan báo Tin Mừng cho mọi người, và lời mời gọi của Chúa không phải là đặc quyền nhưng là để phục vụ.

Theo Đức Thánh Cha, Kinh Thánh cho chúng ta thấy rằng Thiên Chúa chọn một số người làm nhân chứng cho Người và qua họ, tình yêu của Người đến được với nhiều người hơn, cho đến tận cùng trái đất. Chúa cũng đã chọn chúng ta để truyền đạt thông điệp của Người cho những anh chị em khác chưa biết Người. Ơn gọi này là một hồng ân mà chúng ta không được coi như một đặc ân nhưng như một sự phục vụ; và một trách nhiệm đòi hỏi sự gắn kết và trung thành từ chúng ta. Ngài nhắc rằng Kitô hữu không phải là nhóm đặc quyền sở hữu Tin Mừng, nhưng là công cụ để đưa Chúa đến với người khác.


Bài giáo lý của Đức Thánh Cha

Lời loan báo Kitô giáo dành cho tất cả mọi người

Anh chị em thân mến!
Sau khi đã thấy trong bài giáo lý lần trước rằng lời loan báo của Kitô giáo là niềm vui, hôm nay chúng ta hãy tập trung vào khía cạnh thứ hai: cho tất cả mọi người, lời loan báo Kitô giáo dành cho tất cả mọi người. Khi chúng ta thực sự gặp gỡ Chúa Giêsu, điều kỳ diệu của cuộc gặp gỡ này sẽ tràn ngập cuộc sống của chúng ta và đòi phải được rao giảng cho người khác. Đây chính là điều Người mong muốn, là Tin Mừng của Người dành cho mọi người. Thực vậy, Tin Mừng có một “sức mạnh nhân bản hoá”, một sự thành toàn của cuộc sống được dành cho mọi người nam nữ, bởi vì Chúa Kitô đã sinh ra, chết và sống lại cho mọi người.

Mọi người đều có quyền đón nhận Tin Mừng

Trong tông huấn Niềm vui của Tin Mừng (Evangelii Gaudium) có viết: “Mọi người đều có quyền đón nhận Tin Mừng. Các Kitô hữu có nhiệm vụ loan báo Tin Mừng và không loại trừ bất cứ ai, không phải như một người áp đặt một nghĩa vụ mới, nhưng như một người chia sẻ niềm vui, chỉ ra một chân trời của cái đẹp, mời gọi đến dự một bữa tiệc ngon. Giáo hội không phát triển nhờ chiêu dụ tín đồ nhưng ‘nhờ sự thu hút’.” (số 14)

Phục vụ mục đích phổ quát của Tin Mừng

Anh chị em thân mến, chúng ta cảm thấy mình đang phục vụ mục đích phổ quát của Tin Mừng, là dành cho mọi người; và chúng ta được nhận ra bởi khả năng vượt trên chính mình. Để một lời loan báo trở thành một lời loan báo thật sự thì cần phải vượt trên chính mình, và nó cũng phải có khả năng vượt qua mọi ranh giới. Các Kitô hữu gặp nhau ở sân nhà thờ nhiều hơn ở phòng thánh, và đi “qua các quảng trường và đường phố trong thành phố” (Lc 14,21). Họ phải cởi mở và rộng mở, “hướng ngoại”, và tính cách này đến từ Chúa Giêsu, Đấng đã biến sự hiện diện của Người trên thế giới thành một hành trình liên tục, nhằm đến với mọi người, thậm chí bằng cách học hỏi từ một số cuộc gặp gỡ của Người.

Theo nghĩa này, Tin Mừng thuật lại cuộc gặp gỡ bất ngờ của Chúa Giêsu với một phụ nữ ngoại kiều, một người Canaan, xin Người chữa lành cho đứa con gái bị bệnh của bà (xem Mt 15,21-28). Chúa Giêsu từ chối và nói rằng Người chỉ được sai đến “với những con chiên lạc của nhà Israel” và rằng “không nên lấy bánh dành cho con cái mà ném cho chó con” (c. 24,26). Nhưng người phụ nữ, với sự khăng khăng đặc thù của những người đơn sơ, trả lời rằng ngay cả “chó cũng ăn những mảnh vụn trên bàn ăn của chủ rơi xuống” (c. 27). Chúa Giêsu bị đánh động và nói với bà: “Này bà, đức tin của bà mạnh thật! Bà muốn sao thì sẽ được vậy" (c. 28). Cuộc gặp gỡ với người phụ nữ này có điều đặc biệt. Không chỉ có người nào đó làm thay đổi ý định của Chúa Giêsu, người này là một phụ nữ ngoại kiều và ngoại đạo; nhưng chính Chúa tìm thấy sự xác nhận cho sự kiện rằng việc rao giảng của Người không được chỉ giới hạn ở dân tộc của Người, nhưng phải rộng mở cho mọi người.

Thiên Chúa chọn một người để đến với nhiều người khác

Kinh Thánh cho chúng ta thấy rằng khi Thiên Chúa kêu gọi một người và lập giao ước với một số người, Người luôn theo tiêu chuẩn này: Người chọn một người để đến với nhiều người khác. Đây là tiêu chuẩn của Thiên Chúa, của việc Thiên Chúa chọn gọi. Tất cả những người bạn của Chúa đã cảm nghiệm được vẻ đẹp nhưng cũng cảm thấy trách nhiệm và sức nặng của việc được Người “tuyển chọn”. Họ cảm thấy chán nản trước những yếu đuối của mình hoặc việc mất đi sự an toàn. Nhưng cám dỗ lớn nhất là coi lời mời gọi như một đặc ân: xin đừng nghĩ như thế. Việc Chúa gọi không bao giờ là một đặc quyền. Chúng ta không thể nói rằng chúng ta có đặc quyền so với những người khác. Không. Chúa gọi là để phục vụ. Và Chúa chọn một người để yêu thương mọi người, để đến với mọi người

Cũng để ngăn chặn cám dỗ đồng nhất Kitô giáo với một nền văn hoá, với một sắc tộc, với một hệ thống. Thật ra, khi làm như thế, Kitô giáo đánh mất đặc tính Công giáo thực sự của mình, tức là dành cho mọi người, là có tính phổ quát: không phải của một nhóm nhỏ thuộc hạng nhất được tuyển chọn. Chúng ta đừng quên: Thiên Chúa chọn một người để yêu thương mọi người. Đây là chiều kích phổ quát. Tin Mừng không chỉ dành cho tôi, nhưng cho tất cả mọi người. Chúng ta đừng quên điều này.

***
ĐTC Phanxicô mời gọi cầu nguyện cho những người đau khổ tại Thánh Địa

Vào cuối buổi tiếp kiến chung sáng thứ Tư ngày 22/11/2023, trong lời chào các tín hữu nói tiếng Ý, Đức Thánh Cha không quên mời gọi các tín hữu kiên trì cầu nguyện cho những người đau khổ vì các cuộc chiến ở nhiều nơi trên thế giới, đặc biệt là cầu nguyện cho những người dân Ucraina thân yêu, Ucraina đang bị giày xéo, và cho Israel và Palestine.

Gặp gỡ hai nhóm người Palestine và Israel

Đức Thánh Cha cho biết trước buổi tiếp kiến chung ngài đã gặp hai nhóm, một là nhóm người Israel có thân nhân đang là những con tin bị giam giữ tại Gaza, và nhóm khác là người Palestine có thân nhân đang bị cầm tù ở Israel. Ngài nói: “Họ đau khổ rất nhiều và tôi cảm thấy cả hai đều đau khổ như thế nào: chiến tranh gây ra điều này, nhưng ở đây chúng ta đã vượt ra ngoài chiến tranh, đây không phải là tiến hành chiến tranh, đây là khủng bố.”

Cuộc gặp gỡ giữa Đức Thánh Cha với hai nhóm người Israel và Palestine đã được Toà Thánh thông báo vào tối ngày 17/11/2023. Ông Matteo Bruni, Giám đốc Phòng Báo chí Toà Thánh, giải thích rằng hai cuộc gặp riêng biệt này “hoàn toàn có tính cách nhân đạo” và là cử chỉ “gần gũi tinh thần với nỗi đau của mỗi người”.

Cầu nguyện cho hoà bình


Và Đức Thánh Cha mời gọi: “Xin hãy tiến tới vì hòa bình, cầu nguyện cho hoà bình, cầu nguyện thật nhiều cho hoà bình. Xin Chúa can thiệp, xin Chúa giúp chúng ta giải quyết các vấn đề và không tiếp tục với việc rốt cuộc giết chết tất cả mọi người. Chúng ta cầu nguyện cho người dân Palestine, chúng ta cầu nguyện cho người dân Israel, cho hoà bình được đến.”

Vatican News
Ghi lại phản hồi, xin nhấn vào »  Nhập ý kiến của bạn:
Ý kiến - nhận xét của bạn về bài:

Tiếp kiến chung 22/11: Tất cả mọi người đều có quyền đón nhận Tin Mừng của Chúa

Tên:
Email:
Ý kiến - nhận xét - Comments:

  (hoặc nhấn phím ESC hoặc nhấn vào khung nền)

Chưa có ý kiến   Pending (3)
TIN - BÀI KHÁC   6644 tin bài trong TIN TỨC - SỰ KIỆN » Giáo Hội Toàn Cầu
  Lời chào đầu tiên của Đức tân Giáo hoàng Lêô XIV | Vatican News
  Robert Francis Prevost – Tiểu sử của vị tân Giáo hoàng | Vatican News
  Hành trình của Robert Prevost từ Chicago đến Peru rồi trở thành Giáo hoàng
  Lêô XIV là vị tân Giáo hoàng
  Habemus Papam! - Chúng ta có Giáo hoàng! | Cao Nguyên
  Truyền hình trực tiếp từ Vatican: Habemus Papam!
  Sau 3 lần bỏ phiếu, các Hồng y vẫn chưa bầu chọn được Giáo hoàng mới | Vatican News
  Đền thánh Đức Mẹ Fatima cầu nguyện cho Mật nghị và sẵn sàng đổ chuông mừng Giáo hoàng mới | Vatican News
  Trực tiếp theo dõi Mật nghị qua ống khói Nhà nguyện Sistine
  Lần bỏ phiếu đầu tiên: khói đen - các Hồng y chưa bầu được Giáo hoàng | Vatican News
  Hàng ngàn tín hữu tại Quảng trường Thánh Phêrô chờ đợi làn khói đầu tiên | Vatican News
  Bắt đầu Mật nghị bầu vị Giáo hoàng thứ 267 của Giáo hội | Vatican News
  Cuộc rước vào Mật viện Bầu Giáo hoàng
  “Phòng Nước mắt” đã sẵn sàng chờ đợi Đức tân Giáo hoàng | Vatican News
  Niêm phong Dinh Tông Toà và khu vực Mật nghị Hồng y | Vatican News
  Các Giáo hội Kitô trên thế giới cũng cầu nguyện cho Mật nghị bầu Giáo hoàng mới | Vatican News
  Chính quyền Roma tiếp tục bảo đảm an ninh khi hàng chục ngàn tín hữu đổ về Vatican khi có Giáo hoàng mới | Vatican News
  Khi nào sẽ có khói “đen” hay khói “trắng”, đã bầu được hay chưa được Giáo hoàng mới | Vatican News
  Các Hồng y kêu gọi tín hữu cầu nguyện cho hoà bình | Vatican News
  Chương trình của các Hồng y trong Mật nghị | Vatican News
Tìm kiếm trong phần Tin - Bài này
 [Tìm tên bài, tên tác giả, nội dung...]
Ý CẦU NGUYỆN THÁNG 5-2025
Cầu cho điều kiện làm việc.
Chúng ta hãy cầu nguyện rằng thông qua công việc, mỗi người có thể tìm thấy sự viên mãn, các gia đình có thể được duy trì trong phẩm giá và xã hội có thể được nhân bản hóa.
SUY NIỆM TIN MỪNG

Phim - Nhạc - Suy niệm
Xem chuyên mục Media Online
Từ Điển Online:     

Truyền Tin

Email: tt.march25@gmail.com

Website: truyen-tin.net

Online since: May 2010

Tìm kiếm nội dung
(Gõ từ khóa vào vào khung dưới đây)
Tìm kiếm trong Google
Nhấn vào >> Google Search

Liên hệ

Đặt làm trang chủ

@