Hạnh phúc không phải từ những điều mà ta nhận được, mà từ những điều mà ta cho đi.

Ben Carson
Truyen-tin.net - Sơ lược dữ kiện:

  • ♥ Tiểu sử Các Thánh: 272
  • ♥ Các Bài đọc thánh lễ: 772
  • ♥ Văn hoá, nghệ thuật: 1154
  • ♥ Tin tức, chuyên đề... 15317
  • ♥ Thư viện hình ảnh: 6916
  • ♥ Suy niệm Lới Chúa: 784
  • ♥ Video: 2269
  • ♥ Tài liệu tham khảo: 780

... cùng những sưu tập khác.
tt
Laudetur Jesus Christus - Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô NewsFeed
-
TIN TỨC - SỰ KIỆN » Giáo Hội Toàn Cầu
Back TRỞ LẠI (Cập nhật: 07/04/2023 7:34:28 SA)
A  A  A
Thánh lễ Truyền Dầu: Đức Chúa đã xức dần tấn phong tôi
Lúc 9:30 sáng thứ Năm Tuần Thánh, Đức Thánh Cha đã chủ sự Thánh lễ Dầu cùng với các linh mục, với rất đông tín hữu tham dự trong Đền thờ Thánh Phêrô.

Bài giảng của Đức Thánh Cha trong Lễ Truyền Dầu, Thứ Năm Tuần Thánh, 06/04/2023

“Thần Khí Chúa ngự trên tôi” (Lc 4,18). Từ câu này Chúa Giêsu bắt đầu rao giảng và đây cũng chính là câu mà chúng ta vừa nghe trong sách ngôn sứ Isaia (Is 61,1) ở bài đọc 1. Như vậy, khởi đầu là Thánh Thần Chúa.

Anh em thân mến, hôm nay tôi muốn suy niệm với anh em về Thần Khí của Chúa. Bởi vì không có Thần Khí của Chúa thì không có đời sống Kitô, và không có sự xức dầu của Người, sẽ không có sự thánh thiện. Thánh Thần là nhân vật chính và thật đẹp, hôm nay, trong ngày khai sinh chức linh mục, chúng ta nhìn nhận chính Người là nguồn gốc của thừa tác vụ linh mục chúng ta, nguồn của đời sống, sức sống của mỗi Mục tử. Thật vậy, Mẹ Giáo hội thánh thiện dạy chúng ta tuyên xưng Chúa Thánh Thần “Đấng ban sự sống” như Chúa Giêsu đã khẳng định: “Thần Khí mới làm cho sống” (Ga 6, 63); giáo huấn đã được thánh Phaolô lấy khi viết: “Chữ viết thì giết chết, còn Thần Khí mới ban sự sống” (2Cr 3, 6). Không có Thần Khí, cả Giáo hội cũng không phải là Hiền thê sống động của Chúa Kitô, nhưng chỉ là một tổ chức tôn giáo; không phải Thân Mình Chúa Kitô, nhưng là một đền thờ do tay con người làm nên. Giáo hội được thiết lập như thế nào nếu không phải khởi đi từ thực tế rằng chúng ta là “đền thờ của Thánh Thần” Đấng “ngự trong chúng ta”? (1Cr 6,19; 3, 16). Chúng ta không thể để Thánh Thần ở bên ngoài ngôi nhà hoặc ở một chỗ sùng kính nào đó. Mỗi ngày, chúng ta cần phải thưa với Người: “Lạy Chúa Thánh Thần, xin hãy đến, bởi vì con người không thể làm gì được nếu không có sức mạnh của Ngài.”


Thánh Thần Chúa ngự trên tôi. Mỗi người chúng ta có thể nói như thế. Đây không phải là một suy đoán, mà là thực tế. Mỗi Kitô hữu, đặc biệt mỗi linh mục có thể nói những lời này: “Vì Đức Chúa đã xức dần tấn phong tôi” (Is 61,1). Anh em thân mến, không bởi công trạng, nhưng nhờ ân sủng chúng ta đã được xức dầu, làm cho chúng ta trở thành những mục tử của Dân thánh của Chúa. Chúng ta hãy dừng lại ở chiều kích này của Thánh Thần: xức dầu.

Sau lần “xức dầu” đầu tiên trong cung lòng Đức Maria, Thánh Thần đã ngự xuống trên Chúa Giêsu ở sông Giođan. Kết quả là, như thánh Basilio giải thích “mọi hành động của Chúa Giêsu đã được hoàn thành cùng với sự hiện diện của Thánh Thần”. Thật vậy, Chúa Giêsu đã rao giảng và làm mọi dấu chỉ nhờ quyền năng từ việc xức dầu, nhờ đó “Có một năng lực tự nơi Người phát ra, chữa lành hết mọi người” (Lc 6, 19). Chúa Giêsu và Thánh Thần luôn hoạt động cùng nhau, như hai bàn tay của Chúa Cha – thánh Irênê nói – hướng về chúng ta, ôm lấy và nâng chúng ta lên. Và từ Chúa Giêsu và Thánh Thần, đôi tay chúng ta đã được ghi dấu và thánh hiến. Anh em thân mến, đúng vậy, Thiên Chúa đã chọn và kêu gọi chúng ta, từ nơi này nơi khác…: Người đã tuôn đổ trên chúng ta dầu Thánh Thần, như chính Người đã trao ban cho các Tông đồ. Chúng ta trở nên những người được xức dầu.

Chúng ta hãy nhìn vào các Tông đồ. Chúa Giêsu đã chọn các ông và theo lời mời gọi, các ông đã bỏ thuyền, lưới, nhà cửa. Sự xức dầu của Lời Chúa đã thay đổi cuộc đời các ông. Các ông nhiệt thành theo Thầy và bắt đầu rao giảng, xác tín sẽ hoàn thành những điều vĩ đại hơn, cho đến Phục Sinh. Vào lúc đó, mọi thứ dường như dừng lại: các ông chối và bỏ Thầy. Chúng ta đừng sợ. Chúng ta can đảm đọc lại cuộc đời của mình và những sa ngã của mình. Kẻ đầu tiên chối và bỏ Thầy là Phêrô. Các ông chấp nhận sự bất xứng và nhận ra rằng đã không hiểu Người: “Tôi không biết người này” (Mc 17, 71). Việc Thánh Phêrô đã khẳng định như thế trong sân thượng tế sau Tiệc Ly, không chỉ là một sự biện minh tuỳ hứng, nhưng là một sự thú nhận thiếu hiểu biết tâm linh: có lẽ thánh Phêrô và các Tông đồ khác mong đợi một cuộc sống thành công đàng sau một Đấng Mêsia có thể lôi cuốn đám đông và thực hiện những điều kỳ diệu, nhưng các ông đã không nhận ra cớ vấp phạm của thập giá, làm sụp đổ sự chắc chắn của các ông. Chúa Giêsu biết tự sức các ông, các ông không thể làm được, vì thế Chúa hứa cho các ông Đấng Bào Chữa. Và chính việc “xức dầu lần thứ hai”, Lễ Hiện Xuống đã biến đổi các môn đệ, làm cho các ông trở thành những người chăn dắt đàn chiên Chúa và các ông không còn tự dựa sức chính mình nữa. Và đây là mâu thuẫn cần phải giải quyết: tôi là mục tử của dân của Chúa hay của chính tôi? Chúa Thánh Thần sẽ dạy cho tôi con đường. Chính việc xức dầu bằng lửa đã dập tắt thứ tôn giáo tập trung vào chính mình và khả năng của mình. Với việc đón nhận Thánh Thần, nỗi sợ hãi và do dự của Phêrô tan biến; Giacôbê và Gioan bừng cháy ước muốn trao ban sự sống, ngừng theo đuổi chỗ danh dự (Mc 10, 35-45); những môn đệ khác không còn khép kín và lo sợ trong Phòng Tiệc Ly, nhưng ra đi trở thành tông đồ trong thế giới. Chính Chúa Thánh Thần làm thay đổi trái tim chúng ta, đặt nó ở đây với một kế hoạch khác.

Anh em thân mến, đời sống linh mục và tông đồ của chúng ta cũng có một hành trình tương tự như vậy. Lần xức dầu đầu tiên của chúng ta được bắt đầu bằng lời kêu gọi tình yêu, cướp lấy trái tim chúng ta. Vì lời kêu gọi này chúng ta đã để thuyền lại và với sự nhiệt thành đơn sơ, sức mạnh Thánh Thần đã ngự xuống và thánh hiến chúng ta. Rồi theo thời gian của Chúa, mỗi người đến giai đoạn phục sinh, đánh dấu thời điểm sự thật. Và đó là giai đoạn khủng hoảng, với nhiều hình thức. Tất cả, sớm hay muộn đều trải qua những thất vọng, mệt mỏi và yếu đuối, với lý tưởng dường như bị phai nhạt giữa những đòi hỏi của thực tế, trong khi một thói quen nào đó và một số thử thách, trước đây rất khó hình dung đến, làm cho chúng ta cảm thấy khó khăn hơn so với trước đây. Giai đoạn này, cám dỗ này, thử thách này mà chúng ta đã và sẽ gặp, là một quyết định quan trọng cho những ai đã được xức dầu. Chúng ta có thể trở nên tồi tệ, đi tới một sự tầm thường nào đó, kéo lê sự mệt mỏi trong “sự bình thường” nơi ba cám dỗ nguy hiểm len lỏi vào: sự thoả hiệp, chúng ta hài lòng với những gì mình có thể làm; những bù trừ, chúng ta cố gắng “nạp năng lượng” cho mình bằng thứ gì đó xa lạ với sự xức dầu của chúng ta; sự chán nản – cái này phổ biến – không hài lòng, bước đi một cách trì trệ. Điều này rất nguy hiểm: trong khi vẻ bên ngoài dường dư còn nguyên vẹn, “tôi là linh mục” - chúng ta rút lui vào chính mình và cố gắng vượt qua một cách uể oải; hương thơm của việc xức dầu không còn là hương thơm sự sống và tâm hồn không mở rộng nhưng thu mình lại, bao quanh bởi sự vỡ mộng. Khi một linh mục dần trượt vào chủ nghĩa giáo sĩ trị, và linh mục quên mình là mục tử của dân, thì trở thành giáo sĩ nhà nước.

Nhưng cuộc khủng hoảng này cũng có thể trở thành bước ngoặt cho đời linh mục, “giai đoạn quyết định của đời sống thiêng liêng, trong đó phải chọn lựa dứt khoát giữa Chúa Giêsu và thế gian, giữa tính anh hùng của đức ái và sự tầm thường, giữa thập giá và hạnh phúc nào đó, giữa sự thánh thiện và sự trung thành trung thực với dấn thân ơn gọi”. Vào cuối Thánh lễ, tôi tặng anh em một món quà cổ điển, một cuốn sách liên quan đến vấn đề này: cuốn sách “Lời kêu gọi thứ hai”, là một cuộc sách cổ điển của cha Voillaume. Anh em hãy đọc nó. Rồi tất cả chúng ta cần phản tỉnh về giây phút này của ơn gọi linh mục của chúng ta.

Đây là giây phút được chúc phúc như các môn đệ trong ngày Phục Sinh, chúng ta được mời gọi “khiêm nhường để thú nhận mình đã được Chúa Kitô chịu sỉ nhục và chịu đóng đinh chinh phục, và chấp nhận bắt đầu một hành trình mới, hành trình của Thần Khí, đức tin và một tình yêu mạnh mẽ và không ảo tưởng”. Đó là sự hạ mình để khám phá ra rằng “mọi sự không chỉ dừng lại ở việc bỏ thuyền và lưới để theo Chúa Giêsu trong một thời gian nhất định, nhưng đòi hỏi phải đi đến đồi Canvê, đón nhận bài học và đón nhận hoa trái từ đó, và ra đi với sự trợ giúp của Chúa Thánh Thần cho đến cuối cuộc đời, cần phải kết thúc trong sự hoàn thiện của Đức Ái Thiên Chúa”. Với sự trợ giúp của Thánh Thần: đã đến lúc, đối với chúng ta cũng như với các Tông đồ, cho một sự “xức dầu lần thứ hai”, chúng ta phải lắng nghe lời kêu gọi lần hai, chúng ta đón nhận Thần Khí không phải vì sự nhiệt thành của những giấc mơ, nhưng trên sự yếu đuối của thực tại chúng ta. Đó là sự xức dầu làm cho chân lý trở nên sâu thẳm, cho phép Thần Khí xức dầu những yếu đuối, gian truân, nghèo nàn nội tâm. Như thế, xức dầu làm cho có hương thơm mới: của Người, không phải của chúng ta. Vào lúc này, trong thâm tâm, tôi đang nhớ đến một số trong anh em đang gặp khủng hoảng, có thể nói là những người bị mất phương hướng và không biết bước đi thế nào, không biết quay trở lại con đường của việc xức dầu Thánh Thần lần hai này như thế nào. Với những anh em này, tôi chỉ nói: can đảm lên, Chúa lớn hơn những yếu đuối của anh em, tội lỗi của anh em. Hãy tin cậy Chúa và để cho mình được kêu gọi lần thứ hai, lần này với sự xức dầu của Thánh Thần. Cuộc sống hai mặt sẽ không giúp ích gì cho anh em; ném mọi thứ đó ra ngoài cửa sổ. Hãy nhìn về phía trước, để cho mình được xoa dịu từ sự xức dầu của Chúa Thánh Thần.

Và cách để đạt được điều này là nhìn nhận sự thật về yếu đuối của chính mình. “Thần Khí sự thật” (Ga 16,13) khuyến khích chúng ta điều này, Đấng thúc đẩy chúng ta nhìn vào bên trong, để chúng ta tự hỏi: sự thành công của tôi tùy thuộc vào tài khéo, vai trò, những lời khen ngợi mà tôi nhận được, từ công việc tôi làm, từ bề trên hay những người cộng tác, từ những tiện nghi mà tôi có thể đảm bảo, hay từ sự xức dầu làm cho đời tôi toả hương thơm? Anh em thân mến, sự trưởng thành của linh mục đến từ Chúa Thánh Thần, được hoàn thành khi Người trở thành nhân vật chính trong cuộc đời chúng ta. Tất cả thay đổi cách nhìn, ngay cả những thất vọng, cay đắng và cả tội lỗi, bởi vì không còn là chuyện cố gắng trở nên tốt hơn bằng cách sửa chữa một điều gì đó, nhưng là trao chính mình, không giữ lại bất cứ điều gì, cho Đấng đã xức dầu chúng ta và muốn xuống với chúng ta đến tận cùng. Rồi chúng ta tái khám phá ra rằng đời sống thiêng liêng trở nên tự do và vui tươi không phải khi các hình thức được cứu vãn và một miếng vá được khâu lại, nhưng khi chúng ta buông mình cho sáng kiến của Thần Khí và phó thác cho ý muốn của Người, chúng ta sẵn sàng phục vụ ở đâu và như thế nào khi chúng ta được yêu cầu: Chức tư tế của chúng ta không phát triển bằng sự chắp vá, nhưng bằng cách tràn đầy!

Nếu chúng ta để Thần chân lý hành động trong mình, chúng ta sẽ giữ được sự xức dầu, vì những giả dối, giả hình giáo sĩ, mà chúng ta bị cám dỗ sống theo sẽ bị đưa ra ánh sáng. Và Thánh Thần, Đấng “rửa sạch những gì ô uế”, sẽ không ngừng nhắc nhở chúng ta “đừng làm vấy bẩn sự xức dầu”, dù chỉ một chút. Tôi nhớ đến một câu trong sách Giảng Viên: “Một con ruồi chết làm thối cả bình dầu thơm; một chút ngu si gây phương hại cho cả khôn ngoan và danh giá” (10, 1). Đúng là mọi sự dối trá, hai mặt, lẻn vào đều nguy hiểm: không nên dung thứ cho nó, nhưng hãy đưa nó ra ánh sáng Thánh Thần. Bởi vì nếu “không gì nham hiểm và bất trị như lòng người, ai dò thấu được” (Gr 17,9), thì Chúa Thánh Thần, chỉ một mình Người, chữa lành chúng ta khỏi những điều bất trung (Hs 14, 5). Đối với chúng ta, đó là một cuộc đấu tranh cần thiết: thực tế, như Thánh Grêgôriô Cả đã viết, “ai công bố lời Chúa, trước tiên hiến thân cho chính lối sống của mình, bởi vì sau đó, rút ​​ra từ chính cuộc sống của mình, người ấy học được phải nói gì và nói như thế nào. . [...] Không ai dám nói ra bên ngoài điều mà trước đây chưa từng nghe bên trong”. Và Thánh Thần là vị thầy nội tâm để chúng ta lắng nghe, biết rằng không có điều gì trong chúng ta mà Người không muốn xức dầu. Anh em thân mến, chúng ta hãy bảo vệ sự xức dầu: khẩn cầu Thánh Thần không phải là việc thực hành thỉnh thoảng, nhưng là hơi thở mỗi ngày. Tôi được Người thánh hiến, được kêu gọi đắm mình trong Người, để ánh sáng Người chiếu vào rất nihều chỗ mờ tối của tôi để tái khám phá sự thật về con người tôi. Chúng ta hãy để cho Người thúc đẩy chúng ta chiến đấu với những điều giả dối đang khuấy động bên trong chúng ta; và chúng ta hãy để cho mình được tái sinh bởi Người trong sự tôn thờ, bởi vì khi chúng ta tôn thờ, Chúa sẽ đổ Thần Khí của Người vào tâm hồn chúng ta.

“Thần Khí Chúa ngự trên tôi, vì Chúa đã xức dầu tấn phong tôi; Người đã sai tôi đi”, lời ngôn sứ tiếp tục, để mang tin mừng, giải thoát, chữa lành và ân sủng (Is 61,1-2; Lc 4,18-19): tóm lại, mang lại sự hài hoà cho những nơi không có. Bởi như Tthánh Basiliô nói “Thánh Thần là sự hài hoà”, thì chính Người cũng tạo nên sự hài hoà. Sau khi nói về việc xức dầu, tôi muốn nói với anh em đôi điều về sự hài hòa bắt nguồn từ sự xức dầu. Thật vậy, Chúa Thánh Thần là sự hài hoà. Trước hết là trên Trời Cao: Thánh Basilio giải thích rằng “tất cả sự hài hòa siêu nhiên và không thể diễn tả được trong việc phụng sự Thiên Chúa và trong bản giao hưởng hỗ tương của các sức mạnh siêu vũ trụ, thì không thể được gìn giữ nếu không bởi quyền năng Thánh Thần”. Và trên mặt đất: thực tế, trong Giáo hội, Thánh Thần là “sự hài hoà âm nhạc và sự thánh thiêng” liên kết tất cả. Mà anh em hãy nghĩ, một linh mục không có sự hài hoà, không có Thần Khí thì không ổn. Đấng khơi dậy sự đa dạng của các đặc sủng và quy tụ trong sự hiệp nhất, tạo ra một sự hòa hợp không dựa trên sự đồng nhất hoá, nhưng trên sự sáng tạo đức ái. Sự hoà hợp giữa nhiều người cũng vậy. Sự hoà hợp giữa các linh mục cũng vậy. Trong những năm của Công đồng Vatican II, vốn là một ân ban của Chúa Thánh Thần, một thần học gia đã công bố một nghiên cứu, mời gọi suy nghĩ về Thánh Thần như một Ngôi vị Thiên Chúa không phải ở số ít, mà ở “số nhiều”, giống như “chúng ta của Thiên Chúa”, chúng ta của Chúa Cha và Chúa Con, bởi vì Người là mối liên hệ của Cha và Con, Thánh Thần hoà hợp trong chính Người, hiệp thông, hài hòa.

Thánh Thần mong muốn tạo ra sự hòa hợp, đặc biệt qua những ai Người đã xức dầu. Anh em thân mến, xây dựng sự hoà hợp giữa chúng ta không phải là một phương pháp tốt để liên kết Giáo hội tiến triển tốt hơn, đó không phải là vấn đề chiến lược hay sự nhã nhặn: đó là một đòi hỏi nội tại của đời sống Thần Khí. Chúng ta phạm tội chống Thần Khí là Đấng hiệp thông khi chúng ta trở thành công cụ chia rẽ; rơi vào tay kẻ thù, ưa thích những tin đồn và bóng gió, xúi giục đảng phái, nuôi dưỡng hoài niệm quá khứ, ngờ vực, bi quan, sợ hãi. Chúng ta hãy cẩn thận, không làm vấy bẩn sự xức dầu của Chúa Thánh Thần và y phục của Mẹ Giáo hội bằng sự bất hoà, phân cực, thiếu bác ái và hiệp thông. Chúng ta hãy nhớ rằng Thần Khí, “chúng ta của Thiên Chúa”, ưa thích hình thức cộng đoàn hơn, nghĩa là: sự sẵn sàng hơn là nhu cầu cá nhân, vâng lời hơn là sở thích riêng, khiêm nhường hơn là ước muốn riêng.

Hài hoà không chỉ là một đức tính trong số những đức tính khác, mà còn hơn thế. Thánh Grêgôriô Cả viết: “Nhân đức hoà thuận rất có giá trị, nếu không có nhân đức này, tất cả các nhân đức khác chẳng có giá trị gì.” Chúng ta hãy giúp đỡ nhau để giữ gìn sự hoà thuận. Đây là một nhiệm vụ, không bắt đầu từ người khác, nhưng từ chính mỗi người; chúng ta hãy tự hỏi: Trong lời nói, nhận xét của tôi, trong điều tôi nói và viết, có dấu ấn của Thần Khí hay của thế gian? Tôi cũng nghĩ đến sự tử tế của linh mục - mà nhiều khi các linh mục, chúng ta mất lịch sự. Chúng ta hãy nghĩ đến sự tử tế của linh mục: nếu dân chúng thấy nơi chúng ta những con người không hài lòng và bất mãn, hay chỉ trích, thì họ sẽ thấy sự hài hoà ở đâu? Biết bao người không đến gần hoặc bỏ đi vì trong Giáo hội, họ không cảm thấy được chào đón và yêu thương, nhưng bị nhìn với ánh mắt nghi ngờ và phán xét! Nhân danh Chúa, chúng ta luôn chào đón và tha thứ! Và chúng ta hãy nhớ rằng phát cáu và than phiền, ngoài việc không tạo ra điều gì tốt đẹp, còn làm hỏng việc loan báo, vì nó là phản chứng về Thiên Chúa, Đấng là sự hiệp thông và hòa hợp. Trên hết, điều này phiền lòng Thánh Thần, Đấng mà Tông đồ Phaolô khuyên chúng ta chớ làm phiền (Ep 4, 30).

Anh em thân mến, tôi để lại cho anh em những suy nghĩ phát ra tự đáy lòng và tôi kết luận bằng cách nói với anh em một lời đơn giản và quan trọng: cám ơn anh em. Cám ơn anh em vì chứng tá và sự phục vụ của anh em; cám ơn anh em vì rất nhiều việc làm tốt đẹp âm thầm, vì sự tha thứ và an ủi mà anh em đã trao ban nhân danh Chúa: hãy tha thứ luôn luôn, vui lòng đừng từ chối tha thứ; cám ơn anh em vì thừa tác vụ linh mục, thường được thực hiện giữa nhiều khó khăn, không được hiểu và ít được công nhận. Xin Thần Khí Thiên Chúa, Đấng không để những ai đặt niềm tin vào Người thất vọng, ban bình an cho anh em và hoàn tất điều Người đã khởi sự nơi anh em, để anh em trở thành ngôn sứ xức dầu của Người và là tông đồ của sự hài hoà.


Vatican News
Ghi lại phản hồi, xin nhấn vào »  Nhập ý kiến của bạn:
Ý kiến - nhận xét của bạn về bài:

Thánh lễ Truyền Dầu: Đức Chúa đã xức dần tấn phong tôi

Tên:
Email:
Ý kiến - nhận xét - Comments:

  (hoặc nhấn phím ESC hoặc nhấn vào khung nền)

Chưa có ý kiến   Pending (3)
TIN - BÀI KHÁC   6156 tin bài trong TIN TỨC - SỰ KIỆN » Giáo Hội Toàn Cầu
  Tổng Giám mục Paris: Việc tái thiết Nhà thờ Đức Bà Paris là một hành động đức tin | Vatican News
  Tổng Giám mục Tokyo cảnh báo chống lại việc gạt người già ra ngoài lề | Vatican News
  Hướng tới COP 29 theo tinh thần Laudato Si’ | Vatican News
  Đức Thánh Cha gửi sứ điệp video đến Cuộc gặp gỡ Địa Trung Hải | Vatican News
  ĐTC Phanxicô sẽ chủ sự giờ canh thức sám hối khai mạc phần hai THĐGM | Vatican News
  Sydney sẽ là nơi tổ chức Đại hội Thánh Thể Quốc tế lần thứ 54 năm 2028 | Vatican News
  Đức Thánh Cha bày tỏ sự gần gũi với Việt Nam trong bão lũ | Vatican News
  Kinh Truyền Tin 15/9: Chúa Giêsu là ai đối với tôi? | Vatican News
  Vatican phát hành tem kỷ niệm 40 năm quan hệ ngoại giao giữa Toà Thánh và Hoa Kỳ | Vatican News
  Giới trẻ Công giáo Hàn Quốc hành hương và dâng Thánh lễ với người tị nạn Triều Tiên | Vatican News
  ĐTC Phanxicô: Những ý định tốt sẽ trở nên vô ích nếu chúng ta không phục vụ nhau cách cụ thể | Hồng Thuỷ
  ĐHY Goh: ĐTC Phanxicô là đại sứ tình yêu của Chúa Kitô cho Singapore | Vatican News
  Phỏng vấn ĐTC Phanxicô trên chuyến bay từ Singapore trở về Roma | Vatican News
  Đức Thánh Cha Phanxicô kết thúc chuyến tông du dài nhất | Vatican News
  ĐTC Phanxicô gặp gỡ liên tôn với người trẻ Singapore | Vatican News
  Đức Thánh Cha đau buồn và liên đới với Việt Nam trong bão Yagi | Vatican News
  Đức Thánh Cha chủ sự Thánh lễ tại Sân vận động Quốc gia Singapore | Vatican News
  ĐTC Phanxicô thăm hữu nghị Tổng thống và Thủ tướng Singapore | Vatican News
  ĐTC Phanxicô gặp giới trẻ Đông Timor | Vatican News
  ĐTC Phanxicô cử hành Thánh lễ với hơn 600.000 tín hữu Đông Timor | Vatican News
Tìm kiếm trong phần Tin - Bài này
 [Tìm tên bài, tên tác giả, nội dung...]
Ý CẦU NGUYỆN THÁNG 9-2024
Cầu nguyện cho tiếng kêu của trái đất
Chúng ta hãy cầu nguyện để mỗi người trong chúng ta biết lắng nghe bằng con tim tiếng kêu của trái đất, tiếng kêu của những nạn nhân do những thảm họa thiên nhiên và biến đổi khí hậu, biết dấn thân bảo vệ thế giới mình đang sống.
For the cry of the earth
“That each of us listens with our hearts to the cry of the earth” is the prayer intention for the month of September. Catholics are also asked to pray this month for victims of environmental disasters and the climate crisis.
SUY NIỆM TIN MỪNG

Phim - Nhạc - Suy niệm
Xem chuyên mục Media Online
Từ Điển Online:     

Truyền Tin

Email: tt.march25@gmail.com

Website: truyen-tin.net

Online since: May 2010

Tìm kiếm nội dung
(Gõ từ khóa vào vào khung dưới đây)
Tìm kiếm trong Google
Nhấn vào >> Google Search

Liên hệ

Đặt làm trang chủ

@