Hạnh phúc thật sự hiện hữu nơi những phẩm chất thuộc về tinh thần: tình yêu, cảm thông, kiên nhẫn, chịu đựng, tha thứ và còn nhiều điều khác nữa. Vì những phẩm chất ấy mang đến hạnh phúc cho chúng ta và cả những người khác.

Dalai Lama XIV (1935 TCN)
Truyen-tin.net - Sơ lược dữ kiện:

  • ♥ Tiểu sử Các Thánh: 272
  • ♥ Các Bài đọc thánh lễ: 772
  • ♥ Văn hoá, nghệ thuật: 1154
  • ♥ Tin tức, chuyên đề... 15483
  • ♥ Thư viện hình ảnh: 6916
  • ♥ Suy niệm Lới Chúa: 784
  • ♥ Video: 2269
  • ♥ Tài liệu tham khảo: 780

... cùng những sưu tập khác.
tt
Laudetur Jesus Christus - Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô NewsFeed
-
TỪ VỰNG CÔNG GIÁO
Back TRỞ LẠI (Cập nhật: 02/06/2016 - 10:44:46)
A  A  A
Tuẫn đạo - tử vì đạo - tử đạo

Martyr (danh từ gốc Hy Lạp: martuV; sau này: martur), có nghĩa là chứng nhân, người làm chứng. Từ này được dùng để chỉ những người bị giết hại vì đức tin hay vì luân lý Kitô giáo.


1.   Một số cách dịch

Trong tiếng Việt, thường dịch là “kẻ chết vì đạo, kẻ chết vì nghĩa, kẻ chịu đoạ đày, liệt sĩ”[1] hoặc “người chịu chết vì đạo, đấng tử vì đạo, đấng tử đạo...”[2].

Trong nhà đạo thường dịch là “tử đạo”, như các Thánh Tử đạo Việt Nam.

Dịch như vậy, về mặt ngôn ngữ thấy có vấn đề về ngữ pháp. Thử trưng ra vài nghĩa có liên quan đến chữ “tử”:

- tử chiến: chiến đấu cho đến chết

- tử hình: hình phạt chết

- tử thi: thây người chết

- tử thương: bị thương đến phải chết

- tử tù: bị xử tội chết nhưng còn giam trong tù

- tử trận: chết trên chiến trường

Tử có nhiều ý nghĩa trong tiếng Việt, nhưng liên quan đến martyr thì chỉ có nghĩa là “chết, không hoạt động”[3].

Vậy tử đạo có phải là đạo chết không? Các từ điển phần lớn chỉ có thuật từ tử vì đạo, không có thuật từ tử đạo, ngoại trừ cuốn Việt Nam Tự Điển của Lê Văn Đức.


2.   Tuẫn đạo

Chúng ta có thể tìm được một từ khác trong từ điển cho chữ martyr, đó là “tuẫn đạo” hay “tuận đạo”.

Tuẫn có những nghĩa: “liều chết vì một việc gì; chôn người sống theo người chết”. Ví dụ: tuẫn danh (chết vì danh), tuẫn đạo (chết vì đạo), tuẫn lợi (chết vì tiền), tuẫn tiết (chết vì tiết nghĩa), tuẫn táng (chôn người sống theo người chết), v.v…

Trong tiếng Hán, chữ tuẫn thuộc thể loại hình thinh và hội ý:

- theo phiên thiết (hình thinh), thì(tuẫn) là(từ) + (nhuận), đọc là: t + uận = tuận[4], nhưng quen đọc là tuẫn.

- theo ý tưởng (hội ý), thì(tuẫn) gồm có bộ(đãi) (đúng âm phải gọi là bộ ngạt) và chữ(tuần). Bộ(đãi) có nghĩa là xương tàn, thi thể, chết; là xấu. Và chữ(tuần) xưa đồng nghĩa với chữ(quân), nghĩa là đều, chôn chung thì người sống kẻ chết đều phải chết, nên(tuẫn) lấy âm(tuần).

Một diễn giải khác cho rằng chữ(tuần) là giản thể của chữ(tuần), nghĩa là khuất tùng, buộc phải theo, chịu khuất theo; người bị chôn theo, luôn có nỗi khổ tâm là không thể không khuất tùng theo người chết này, nên lấy âm(tuần).

Tóm lại: tuẫn hay tuận có nghĩa là: (1) Đem người sống chôn theo người chết; (2) Theo; (3) Mưu cầu; (4) Xả thân mà làm; (5) Liều chết vì một việc gì; (6) Thông với “tuần”, đi vòng quanh quan sát.

Tìm thêm vài cuốn tự điển có giá trị về ngôn ngữ học:

1) VIỆT NGỮ CHÁNH TẢ TỰ VỊ (Lê Ngọc Trụ, 1971)

Tuẫn còn đọc tuận:

- Liều chết vì một việc gì.

- Chôn người sống theo người chết.

2) HÁN VIỆT TỰ ĐIỂN (Thiều Chửu, 1993)

- Chết theo, dùng người chôn theo người chết.

- Theo.

3) TỪ ĐIỂN HÁN VIỆT (Nhà In Sách Thương Vụ, Trung Quốc, 1994)

- Hy sinh có mục đích.

- Chôn theo người chết.

4). VIỆT NAM TỰ ĐIỂN (Lê Văn Đức, 1970).

- Tuẫn: Còn gọi là tuận, theo, tuỳ theo, vì với, chôn người sống theo người chết.

- Tuẫn đạo: Chết vì đạo, vì đường lối vạch sẵn, vì chính nghĩa.

5). ĐẠI TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT (Nguyễn Như Ý, 1999).

- Hy sinh.

- Tuẫn đạo: chết vì đạo.

6). TỪ ĐIỂN HÁN VIỆT (Phan Văn Các chủ biên, Viện Ngôn Ngữ Học, 2002).

- Chôn theo người chết.

- Hy sinh.


3. Nhận xét

Dịch chữ martyr là tử vì đạo hay tử đạo, và hiểu là chết vì đạo, xem ra có gút mắc, vì chữ tử có nghĩa là “chết”, còn chữ “vì” thì ở đâu ra?

Dịch chữ martyr là tuẫn đạo, nghĩa là chết vì đạo, vì “tuẫn” là “chết vì” xem ra sát nghĩa, dễ hiểu, nếu như ta đã hiểu rõ nghĩa của chữ tuẫn (như đã phân tích ở trên).

Kết luận

Như thế, chúng ta có sẵn từ tuẫn đạo để dịch chữ martyr, tại sao lại dùng từ “tử đạo”, xét về mặt ngữ pháp trong Hán Việt thì không đúng. Thiết nghĩ, các nhà chuyên môn về ngữ pháp Hán Việt có thể giải thích thấu đáo vấn đề này hơn?

 




[1] UBKHXHVN, Viện Ngôn Ngữ Học, TỪ ĐIỂN ANH – VIỆT, 1975.

[2] P. Lê Công Đắc, DICTIONNAIRE FRANCAIS-VIETNAMIEN, in lần thứ 3, 1954.

[3] Đào Duy Anh, HÁN VIỆT TỪ ĐIỂN, Nxb Khai Trí, Sài Gòn, 1957; UBKHXHVN, Viện Ngôn Ngữ Học, TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT, Hà Nội, 2005.

[4] Thiết tưởng cần nhắc lại cách phiên thiết ở đây:

1. Định âm bằng cách: Lấy âm khởi đầu của chữ trước đọc nối liền với vận của chữ sau.

2. Định thinh bằng cách: Lấy thinh của chữ trước định bực thinh và thinh của chữ sau định loại thinh.

Có 2 bực thinh và 4 loại thinh liên hệ với nhau như sau:


Bực thinh

Loại thinh

Bình

Thượng

Khứ

Nhập (*)

Thanh

Dấu ngang

Dấu hỏi

Dấu sắc

Dấu sắc

Trọc

Dấu huyền

Dấu ngã

Dấu nặng

Dấu nặng


(*) Thinh nhập là thinh kết thúc bằng vần p, t, k


Chữ tuẫn phiên thiết là từ + nhuận, chữ từ có dấu huyền nên thuộc bực thinh trọc, chữ nhuận có dấu nặng là loại thinh khứ, cho nên phải đọc là tuận (dấu nặng). Do đó, trong các tự điển cổ thì viết là tuận. Nhưng trong ngôn ngữ học, có khi người ta phải tránh những dấu khó đọc, tuận có dấu nặng khó đọc, nên người ta không đọc tuận mà đọc tuẫn. Cũng như chữ nhà nước tiếng cổ viết là quấc gia, hiện giờ người ta không viết quấc gia, mà viết là quốc gia.


Lm. Stêphanô Huỳnh Trụ
Ghi lại phản hồi, xin nhấn vào »  Nhập ý kiến của bạn:
Ý kiến - nhận xét của bạn về bài:

Tuẫn đạo - tử vì đạo - tử đạo

Tên:
Email:
Ý kiến - nhận xét - Comments:

  (hoặc nhấn phím ESC hoặc nhấn vào khung nền)

Chưa có ý kiến   Pending (3)
Tìm kiếm trong phần Tin - Bài này
 [Tìm tên bài, tên tác giả, nội dung...]
Ngày 11 tháng 11 năm Giáp Thìn
Ý CẦU NGUYỆN THÁNG 12-2024
Cầu nguyện cho những người hành hương hy vọng
Chúng ta hãy cầu nguyện để Năm Thánh mở ra cho chúng ta sự tăng cường về đức tin, giúp chúng ta nhận biết Đức Kitô phục sinh ở giữa cuộc đời chúng ta, biến đổi chúng ta thành những người hành hương đầy hy vọng Kitô giáo.
For pilgrims of hope
In anticipation of the Church’s next jubilee, the faithful are asked to pray during the month of December that “the coming Church Jubilee Year 2025 strengthens us in our faith, helping us to recognize the risen Christ in the midst of our lives, transforming us into pilgrims of Christian hope.”
SUY NIỆM TIN MỪNG

Phim - Nhạc - Suy niệm
Xem chuyên mục Media Online
Từ Điển Online:     

Truyền Tin

Email: tt.march25@gmail.com

Website: truyen-tin.net

Online since: May 2010

Tìm kiếm nội dung
(Gõ từ khóa vào vào khung dưới đây)
Tìm kiếm trong Google
Nhấn vào >> Google Search

Liên hệ

Đặt làm trang chủ

@