Chớ đánh giá thấp sức mạnh đáng kinh ngạc của tình yêu trong việc thay đổi tâm trí. Tình yêu thậm chí còn mang lại nguồn cảm hứng mới để khắc phục những điều dường như không thể thực hiện được.
Truyen-tin.net - Sơ lược dữ kiện:

  • ♥ Tiểu sử Các Thánh: 272
  • ♥ Các Bài đọc thánh lễ: 772
  • ♥ Văn hoá, nghệ thuật: 1154
  • ♥ Tin tức, chuyên đề... 15388
  • ♥ Thư viện hình ảnh: 6916
  • ♥ Suy niệm Lới Chúa: 784
  • ♥ Video: 2269
  • ♥ Tài liệu tham khảo: 780

... cùng những sưu tập khác.
tt
Laudetur Jesus Christus - Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô NewsFeed
-
CHUYÊN ĐỀ » Chuyên Đề Khác
Back TRỞ LẠI (Cập nhật: 01/02/2022 2:30:25 SA)
A  A  A
Ngũ phúc lâm môn

Trong những dịp gặp mặt đầu năm, người ta thường chúc nhau sống lâu sống thọ, gia đình an khang hạnh phúc. “Phúc” ấy có lẽ là điều rất nhiều người mong chờ, mà tốt đẹp nhất lại chính là “Ngũ phúc lâm môn”. Vậy năm loại phúc ấy là gì?

“Kinh Thư” viết “Ngũ phúc” bao gồm: “trường thọ”, “phú quý”, “khang ninh”, “hảo đức” và “thiện chung”. Trong đó “trường thọ” là chỉ sinh mệnh không bị chết yểu, chết trẻ, hơn nữa còn sống lâu sống thọ, cao tuổi mà khoẻ mạnh. “Phú quý” là chỉ tiền tài dư dật, giàu có, sung túc, hơn nữa còn có địa vị tôn quý, cao sang trong xã hội. “Khang ninh” là chỉ thân thể khoẻ mạnh, không ốm đau bệnh tật, hơn nữa, còn có tâm linh an bình, yên vui. “Hảo đức” là phẩm hạnh, đạo đức tốt đẹp, là có tính cách nhân từ lương thiện, hơn nữa còn khoan dung, độ lượng. Đặc biệt nhất là “thiện chung”, nghĩa là có thể dự đoán trước được cái chết của mình. Người có phúc “thiện chung” thì những năm tháng cuối đời, không gặp phải tai hoạ bất ngờ, thân thể không bị ốm đau hành hạ. Trong nội tâm người ấy cũng không lo lắng hay phiền não, sợ hãi mà an tường tự tại rời khỏi nhân gian. Đó là một cái chết an lành, nhẹ nhàng, không có đau đớn khổ sở, giống như sắp đi đến một nơi tốt đẹp hơn.

Năm loại phúc này hợp lại thì cấu thành nên một cuộc đời mỹ mãn, tròn đầy. Nhưng trong những năm tháng đời người, có mấy ai được hưởng trọn vẹn cả năm loại phúc ấy. Có người sống thọ nhưng nghèo khổ, bần hàn thành ra lo âu, phiền não. Có người giàu sang nhưng mệnh yểu hay sức khoẻ không tốt nên luôn cảm thấy đau khổ. Cũng có người nghèo khổ nhưng lại được “thiện chung”, có người giàu có nhưng lại vô cùng “lao tâm khổ tứ”, con cháu bất hiếu, nên trong tâm không lúc nào được yên bình…

Trên thực tế, người sống có đức thường không tranh giành, đấu đá, tâm niệm thiện lương, ưa thích làm điều lành, tránh xa điều dữ, từ đó đạt được nội tâm an hòa, không có lo âu, sầu khổ, oán hận, tâm bình khí hoà mà đạt được thân thể khoẻ mạnh, gia đình yên vui. Một người nếu đang được hưởng phúc nhưng không biết ăn ở tích đức thì cái phúc kia cũng khó mà có thể an bền cho được.

Cổ nhân dạy rằng “hảo đức” gồm có 8 phương diện, bao gồm: hiếu, đễ (nhường nhịn), trung, tín, lễ, nghĩa, liêm, sỉ. Tám chữ này được gọi chung là “bát đức”, hay còn gọi là “bát đán”, cũng là tiêu chuẩn đạo đức của con người. “Luận Ngữ” có viết: “Hảo đức thể hiện ra hành vi bao gồm năm phương diện: Ôn hoà, lương thiện, cung kính, tiết kiệm, nhường nhịn.” “Ôn hoà” tức là mềm mại, nhẹ nhàng, tâm tình ôn hoà có thể khiến tâm sinh lý khỏe mạnh. “Lương thiện” là nhân từ, thương yêu mọi người. Người lương thiện, nhân từ bởi vì thường xuyên bố thí, giúp đỡ người khác mà có thể sống lâu, sống thọ. “Cung kính” là giữ lễ, người biết giữ lễ nghĩa, lễ độ thì thường tránh được tai ương, bảo trì được tâm thái bình tĩnh, an tường. “Tiết kiệm” chính là cần cù, không hoang phí. Người cần cù tiết kiệm thì sẽ mang đến tài phú và thân thể khoẻ mạnh bởi không sa đà vào lòng tham mà đánh mất lương tâm, phẩm đức. “Nhường nhịn” chính là khiêm tốn, nhún nhường, lễ nhượng. Nhường nhịn có thể khiến cho ôn hoà, lương thiện, cung kính, tiết kiệm phát huy được tác dụng của nó.

Người ta sống vẫn luôn truy cầu hạnh phúc. Vì thế ai ai cũng ra sức làm lụng, ước mong có thể dùng tài sản để thay đổi cuộc đời mình hay để lại cho thế hệ sau. Nhưng kỳ thực, các bậc hiền đức xưa đều cho rằng, chỉ có trọng đức hành thiện mới có thể thực sự lo cho tương lai lâu dài của bản thân cũng như của con cái. Lợi ích chân chính bắt nguồn từ một lý trí thanh tỉnh sáng suốt, biết phân biệt rõ đúng sai, từ đó mà lựa chọn con đường nhân sinh đúng đắn, có được phúc báo, có được tương lai tốt đẹp.

Bình An
Ghi lại phản hồi, xin nhấn vào »  Nhập ý kiến của bạn:
Ý kiến - nhận xét của bạn về bài:

Ngũ phúc lâm môn

Tên:
Email:
Ý kiến - nhận xét - Comments:

  (hoặc nhấn phím ESC hoặc nhấn vào khung nền)

Chưa có ý kiến   Pending (3)
TIN - BÀI KHÁC   684 tin bài trong CHUYÊN ĐỀ » Chuyên Đề Khác
  "Chuyện bên lề" cuộc viếng thăm của ĐTC Phanxicô tại Singapore | Hồng Thuỷ
  "Chuyện bên lề" cuộc viếng thăm của ĐTC Phanxicô tại Đông Timor | Hồng Thuỷ
  "Chuyện bên lề" cuộc viếng thăm của ĐTC Phanxicô tại Papua New Guinea | Hồng Thuỷ
  "Chuyện bên lề" cuộc viếng thăm của ĐTC Phanxicô tại Indonesia | Hồng Thuỷ
  Khi đức tin là sự lan toả nhen lại tâm hồn chán nản | Vatican News
  Với bạo lực chính trị: Khẳng định phẩm giá của tất cả mọi người | Vatican News
  Đại hội Thánh Thể Hoa Kỳ, lời của Thánh Gioan Kim Khẩu, bảo vệ mọi sự sống | Andrea Tornielli
  Đại hội Thánh Thể toàn quốc Hoa Kỳ lần thứ 10 và những cảm nghiệm | Vatican News
  Đền thờ Đức Bà Cả - Bêlem của Roma | Vatican News
  5 cách Carlo Acutis có ảnh hưởng thiết yếu đối với trẻ em ngày nay | Cao Nguyên
  Trái tim mục tử không bao giờ đóng cửa | Vatican News
  Phỏng vấn Cha Paolo Benanti, thành viên Uỷ ban LHQ về Trí tuệ Nhân tạo | Vatican News
  Giáo huấn của các Giáo hoàng về việc bảo vệ ngôi nhà chung: Từ Phaolô VI đến Phanxicô | Marine Henriot
  Tại sao Đức Gioan Phaolô II khôi phục Thánh Catarina vào Lịch Phụng vụ | Cao Nguyên
  Những “tiêu chí” để phân định những cuộc hiện ra của Đức Mẹ là thật hay giả | Hồng Thuỷ
  Cô gái liên tục gặp may mắn nhờ món quà vô giá từ mẹ | Thư Hoà
  Sức mạnh đáng kinh ngạc của một Kinh Kính Mừng | Joseph Pronechen
  Lo lắng về con cái của bạn? Hãy cầu xin sự bảo vệ của Thánh Giuse | Mi Trầm
  Năm Thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu vừa khai mạc | Mi Trầm
  Có chỗ ở quán trọ cho Chúa Hài Đồng trong thời đại của chúng ta không? | Theresa Civantos
Tìm kiếm trong phần Tin - Bài này
 [Tìm tên bài, tên tác giả, nội dung...]
Ý CẦU NGUYỆN THÁNG 10-2024
Cầu nguyện cho sứ mạng được chia sẻ
Chúng ta hãy cầu nguyện để Giáo Hội được tiếp tục nâng đỡ bằng tất cả những phương thức có thể, một lối sống công nghị, việc đồng trách nhiệm, thúc đẩy sự tham gia, sự hiệp thông và chia sẻ sứ mạng giữa các linh mục, tu sĩ và giáo dân.
For a shared mission
When bishops and laypeople meet for the second part of the Synod on Synodality during October, the faithful are asked to pray that “the Church continues to sustain a synodal lifestyle in every way.”
SUY NIỆM TIN MỪNG

Phim - Nhạc - Suy niệm
Xem chuyên mục Media Online
Từ Điển Online:     

Truyền Tin

Email: tt.march25@gmail.com

Website: truyen-tin.net

Online since: May 2010

Tìm kiếm nội dung
(Gõ từ khóa vào vào khung dưới đây)
Tìm kiếm trong Google
Nhấn vào >> Google Search

Liên hệ

Đặt làm trang chủ

@