Đừng đợi đến khi có thật nhiều rồi mới chia sẻ một chút!
Truyen-tin.net - Sơ lược dữ kiện:

  • ♥ Tiểu sử Các Thánh: 272
  • ♥ Các Bài đọc thánh lễ: 772
  • ♥ Văn hoá, nghệ thuật: 1154
  • ♥ Tin tức, chuyên đề... 15392
  • ♥ Thư viện hình ảnh: 6916
  • ♥ Suy niệm Lới Chúa: 784
  • ♥ Video: 2269
  • ♥ Tài liệu tham khảo: 780

... cùng những sưu tập khác.
tt
Laudetur Jesus Christus - Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô NewsFeed
-
NEWS - TTCG
Back TRỞ LẠI (Cập nhật: 08/02/2012 12:00:00 SA)
A  A  A
Di sản của một giám mục: Làm thế nào để bài giảng sống động hơn?

Di sản của một giám mục: Làm thế nào để bài giảng sống động hơn?

Lm. Christopher Chatteris, S.J.

Giám mục Kenneth Untener qua đời năm ngoái vì bệnh ung thư sau gần 25 năm là Giám mục cai quản Giáo phận Saginaw, bang Michigan, Hoa Kỳ. Ngài là một mục tử hết lòng với việc nghệ thuật rao giảng Lời Chúa. Trong tác phẩm “Giảng tốt hơn” (do nhà xuất bản Paulist ấn hành), ngài viết, “khi chúng ta soạn bài giảng có nghĩa là chúng ta tham dự vào cùng một công việc của Chúa Thánh Thần, Đấng đã hình thành chính bản văn Kinh Thánh”. Ngài cũng nhắc nhở cho độc giả rằng, soạn bài giảng là một phần thiết yếu không thể thiếu trong cử hành phụng vụ, và khi một linh mục rao giảng tức là vị ấy đang “ở cùng vị trí với Thiên Chúa”. 

Đức cha Untener luôn quan tâm tìm cách giúp cho bài giảng của mình cũng như của các linh mục trong giáo phận được tốt hơn. Ngài thường hỏi ý kiến các giáo dân nhận xét về chất lượng các bài giảng họ nghe; ngài có thói quen giữ một sổ tay để có thể ghi chú những nhận xét, ấn tượng. Ngài tin rằng vox populi, vox Dei:  tiếng dân là tiếng Chúa

Điều đáng tiếc là ít có giám mục nào theo gương của Đức cha Untener. Hiếm khi các giáo dân được hỏi ý kiến hoặc phê bình về các bài giảng, tuy thế, theo kinh nghiệm cho biết, họ lại thường thích bàn tán về việc giảng dạy của các cha. Lý thuyết về truyền thông hiện đại cho biết rằng điều ta nghe thì cũng quan trọng như điều đang nói. 

Những bài giảng yếu kém thường ảnh hưởng nặng nề trong việc đến nhà thờ của người Công giáo. Tôi thường gặp những người bỏ giáo xứ chỉ vì chất lượng các bài giảng. Khuynh hướng này càng ngày càng gia tăng trong xã hội có phương tiện đi lại dễ dàng. Người ta bỏ phiếu bằng bánh xe. Thật là lầm lẫn nếu ta coi thường hiện tượng này, và cho đó chẳng qua chỉ là sản phẩm của kinh tế thị trường hay cách suy nghĩ của người thời nay, thích lên mạng Internet hơn là đi dự lễ. Nếu giáo dân ngày nay có khuynh hướng shop around, đi vòng vòng tìm nhà thờ, thì nguyên nhân chính là do vấn đề giảng thuyết, không phải là vì chiếc xe của họ. Điều đáng mừng là vẫn còn nhiều người khao khát nghe giảng Lời Chúa. 

Trong tác phẩm Giảng tốt hơn, Đức cha Untener đưa ra vài gợi ý được lấy ra từ những buổi phỏng vấn một số tín hữu trong giáo phận. Ngài viết rằng, người Mỹ chú trọng đến hiệu quả công việc, nên thường không thích những bài giảng nặng nề, dài dòng. Đừng nhập đề vòng vo, đặc biệt khi nó chẳng liên quan gì đến sứ điệp chính mà ta muốn trình bày. Ngài khuyên nên “đi ngay vào vấn đề”. Điều này cũng hợp lý thuận tình thôi, vì bài giảng cần phải lấy từ Thánh Kinh. Người nghe thường dị ứng, khó chịu nếu bài giảng bắt đầu với một câu chuyện chẳng ăn nhập gì, hoặc với một truyện cười không thích hợp, hay mở đầu bài giảng bằng một thông báo. 

Một cách giảng khác cũng làm cho người Công giáo bực mình là việc vị giảng thuyết lặp lại bài Thánh Kinh vừa đọc bằng chính lời lẽ của mình. Điều này, theo Đức cha Untener, hàm ý rằng cộng đoàn hoặc không nghe, hoặc vị giảng thuyết cho rằng họ đần độn quá chẳng hiểu gì những bài đọc ấy cả. Một điều cấm kỵ nữa là đừng mất công giải thích tại sao phải chọn giảng điều này mà không chọn điều khác. Người nghe không thích biết những khó khăn đó. Họ cũng có đủ những vất vả và phải chiến đấu với những khó khăn trong nghề nghiệp và cuộc sống của họ rồi.

Vì thế, cần đi ngay vào trọng tâm của vấn đề”. Câu mở đầu một bài thơ hay một ca khúc nhằm để giới thiệu chủ đề tác phẩm cần phải mạnh mẽ và rõ ràng. Bài giảng cũng nên như thế. Có lẽ ai cũng biết việc mở đầu khó khăn như thế nào. Kinh nghiệm cho biết nên tránh bắt đầu một cách vòng vo - thường chỉ làm rối trí người nghe. Đức cha khuyên nên soạn trọng tâm bài giảng trước, rồi nhập đề và kết thúc tự nó sẽ đến một cách dễ dàng hơn. 

Tuy vậy, kết thúc bài giảng cũng không phải là việc dễ dàng. Những người mà Đức cha Untener gặp đã cho biết việc kết thúc bài giảng vụng về cũng làm người nghe chia trí lắm. Lúc đó, cử toạ không đặt tâm vào nội dung sứ điệp truyền đạt, mà chỉ chú ý vào cách thức vị giảng thuyết đang “hạ cánh, đáp tàu bay”. Đức cha viết rằng người giảng thuyết luôn luôn phải thuộc nằm lòng đoạn kết, không bao giờ được để cho nó bay lơ lửng”. Kết thúc không cần cầu kỳ phức tạp; thường thì đơn giản lại mang đến kết quả tốt hơn nhiều. Chẳng hạn, khi giảng cho các tu sĩ về lý tưởng của đời tu, thì kết luận chỉ cần ngắn gọn, mạnh mẽ như sau: “Quý tu sĩ đã sống và làm chứng bằng cả cuộc đời mình, và chúng tôi rất cảm kích vì sự hy sinh này”. Giảng như thế cũng giúp nâng cao tâm hồn người nghe lắm chứ.   

Cũng không phải là điều đáng ngạc nhiên khi những người được phỏng vấn đánh giá cao những bài giảng ngắn gọn và có tư tưởng rõ ràng. Để bài giảng được ngắn gọn, Đức cha khuyên chỉ nên khai triển một ý chủ đạo hay một “điểm son nào đó - một viên ngọc quý” - sự sống của bài, thay vì theo đuổi nhiều ý tưởng phụ thuộc. Thật là vô lý nếu biết rằng càng nói nhiều người ta càng không nghe mà lại cứ nói thêm. Điều quan trọng là trình bày một điểm chính thật kỹ càng, một điểm thôi nhưng có chiều sâu. Giảng thuyết là công việc lao động thực sự - một lao động của tình yêu, của học hỏi, của cầu nguyện, của thảo luận, và của suy tư.  

“chiều sâu” cũng là một điểm mà người nghe rất quan tâm. Đức cha có ghi lại được nhận định của một vài tín hữu như thế này: “Ông cha ấy ăn nói được lắm, chỉ tiếc là không có gì để nói cả”. Bài giảng không thể sâu sắc nếu chính vị giảng thuyết không sâu về mặt tâm linh, trí tuệ, và văn hoá. “Khi tôi nghe giảng, thiết nghĩ, tôi có thể nói cho bạn biết thế giới của vị giảng thuyết như thế nào, phong phú hay nhỏ hẹp. Tôi có thể đoán vị đó có đọc nhiều hay không”. Một người đã nhận xét như thế. Tín hữu nghe giảng cần người giảng thuyết đọc nhiều, có suy tư và có đời sống cầu nguyện. Cùng một thể, các tín hữu cũng mong bài giảng nối kết được với những vấn đề liên hệ đến cuộc sống của họ. 

Đức cha Untener cũng nhắc nhở các vị giảng thuyết nên soạn bài bằng cách viết ra để vấn đề được rõ ràng, sáng sủa. Ngài không khuyên cầm giấy để đọc bài giảng của mình - ít ai có thể làm điều này mà vẫn lôi cuốn và thuyết phục được cử toạ. Nhưng ngài cũng đồng ý với câu của La Rochefoucauld, thế kỷ thứ 17, trong tập Maximes (Châm ngôn) của ông: Hùng biện đích thực là nói tất cả mọi điều cần nói và chỉ nói những điều cần nói mà thôi” (Maxime 250:   La véritable éloquence consiste à dire tout ce qu’il faut, et à ne dire que ce qu’il faut). 

Đức cha nhận xét rằng, khoảng cách giữa những bài giảng xoàng xĩnh và tuyệt tác là do biết trau chuốt kỹ lưỡng bài giảng của mình.  

Sự buồn tẻ là kẻ thù lớn nhất của việc rao giảng. Điều đáng tiếc là thường chính các vị giảng thuyết tạo ra kẻ thù cho chính họ. Trách nhiệm của người giảng thuyết là làm thế nào để duy trì được sự chú ý của cử toạ, không thể biện minh rằng đâu phải lỗi của tôi. Ngài phê bình nghiêm khắc: “Giảng mà người ta không chịu nghe nữa có nghĩa là bài giảng đã quá dài”. Cũng cần để ý xem cử toạ có cựa quậy hay không. Đó là thước đo mức độ tập trung của cộng đoàn. Người ta càng cựa quậy bao nhiêu, chứng tỏ họ càng ít nghe điều anh em nói. Chỉ khi nào cả nhà thờ thật yên lặng, thậm chí anh em có thể nghe được tiếng ruồi bay hay một chiếc kim rơi (rất hiếm có), thì lúc ấy anh em có thể nói rằng bài giảng thật sự lôi cuốn.

David Buttrick, chuyên viên giảng dạy về môn hùng biện, đã từng phát biểu rằng: “Chính người giảng thuyết, chứ không ai khác, có trách nhiệm phải tìm phương cách tạo ra sự chú ý và giúp cho cử toạ tập trung. Còn ai vào đây? Đổ lỗi cho cộng đoàn không biết chú ý là vạch tội chính mình đấy!”  Đức cha Unterner có một trắc nghiệm thú vị để xem bài giảng của mình có thắng được sự buồn chán hay không bằng cách đặt câu hỏi: “Sau 6 tháng còn ai nhớ đến bài giảng ấy?” Thật không thể biện minh cho mình. Chính chúng ta, những nhà thuyết giảng là người đã làm cho cộng đoàn chán ngấy những gì chúng ta vẫn trình bày.

Một lời khuyên khác của Đức cha Untener là phải thuộc câu châm ngôn này: “Lễ càng trọng thể lâu giờ thì bài giảng càng phải ngắn gọn. Vì các bài giảng trong những dịp trọng đại như thế, chẳng mấy ai nhớ đến điều họ đã nghe”. Thường chúng ta dễ đồng ý với những nhận định trên, nhưng trong tâm mình, khi chuẩn bị những bài giảng cho các lễ lớn, chúng ta lại phải cố gắng giảng giải sao cho xứng với tinh thần buổi lễ. Không nên giảng ngắn quá, làm như thế là hạ thấp tầm quan trọng của cuộc lễ. Hẳn nhiên, như trong Thánh lễ Vọng Phục Sinh, nhà thờ thì đông nghịt người và trang trí lại quá rực rỡ, thì việc làm cho cộng đoàn quan tâm và nhớ đến bài giảng của mình thật là một điều hi hữu.

Tác giả Walter Brueggemann trong tác phẩm Cuối cùng nhà thơ đã đến cho rằng văn hoá của người Mỹ tin vào sự thật của Tin Mừng, nhưng là một sự thật đã bị thu nhỏ, đã bị bóp méo, bị tầm thường hoá, một sự thật không còn phẩm chất nữa. Nhưng điều này không có nghĩa là người ta không còn khao khát tìm một sứ điệp tiên tri, đầy lôi cuốn chuyển tải bằng ngôn ngữ của thi ca, của sự tươi mát. Giống như Đức cha Untener, tôi thấy đề tài giảng thuyết không bao giờ nhàm chán. Trái lại, nó làm cho người ta hăng hái muốn tham gia thảo luận nhiều hơn. Hơn nữa, hầu như ai trong chúng ta cũng ít nhiều có kinh nghiệm về giảng thuyết, nên việc đóng góp cho nhau lại càng giá trị. Nếu các bài giảng của chúng ta làm người nghe thích thú tham gia giống như họ thích thảo luận về việc giảng thuyết, thì chắc là chúng ta đang đi đúng đường. Các tín hữu khao khát Tin Mừng, nhưng không thích nghe những bài giảng giải luân lý khô khan. Họ mong muốn có được viên ngọc quý đã được chuẩn bị chu đáo, đã suy tư kỹ lưỡng, thấm đượm đời cầu nguyện. Viên ngọc giảng thuyết này kết thúc gãy gọngiúp nâng tâm hồn con người hướng thượng hơn. Chúng ta cần phải rao giảng tốt hơn. Đó cũng có nghĩa là phải chuẩn bị kỹ càng hơn và cũng cần đón nhận những góp ý chân thành.

 

Ghi lại phản hồi, xin nhấn vào »  Nhập ý kiến của bạn:
Ý kiến - nhận xét của bạn về bài:

Di sản của một giám mục: Làm thế nào để bài giảng sống động hơn?

Tên:
Email:
Ý kiến - nhận xét - Comments:

  (hoặc nhấn phím ESC hoặc nhấn vào khung nền)

Chưa có ý kiến   Pending (3)
Tìm kiếm trong phần Tin - Bài này
 [Tìm tên bài, tên tác giả, nội dung...]
Ý CẦU NGUYỆN THÁNG 11-2024
Cầu nguyện cho những người đã mất con
Chúng ta hãy cầu nguyện để tất cả những người cha mẹ phải than khóc vì cái chết của người con trai hay con gái, tìm thấy sự nâng đỡ của cộng đoàn và nhận được từ Thánh Thần an ủi sự bình an trong tâm hồn.
For those who have lost a child
The prayer intention for the month of November is for “all parents who mourn the loss of a son or daughter.”
SUY NIỆM TIN MỪNG

Phim - Nhạc - Suy niệm
Xem chuyên mục Media Online
Từ Điển Online:     

Truyền Tin

Email: tt.march25@gmail.com

Website: truyen-tin.net

Online since: May 2010

Tìm kiếm nội dung
(Gõ từ khóa vào vào khung dưới đây)
Tìm kiếm trong Google
Nhấn vào >> Google Search

Liên hệ

Đặt làm trang chủ

@