Hạnh phúc chỉ hoàn hảo khi nó được chia sẻ với người khác.

E. McKenzie
Truyen-tin.net - Sơ lược dữ kiện:

  • ♥ Tiểu sử Các Thánh: 272
  • ♥ Các Bài đọc thánh lễ: 772
  • ♥ Văn hoá, nghệ thuật: 1154
  • ♥ Tin tức, chuyên đề... 15483
  • ♥ Thư viện hình ảnh: 6916
  • ♥ Suy niệm Lới Chúa: 784
  • ♥ Video: 2269
  • ♥ Tài liệu tham khảo: 780

... cùng những sưu tập khác.
tt
Laudetur Jesus Christus - Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô NewsFeed
-
CHUYÊN ĐỀ » Bác Ái - Xã Hội
Back TRỞ LẠI (Cập nhật: 08/02/2012 12:00:00 SA)
A  A  A
Khía cạnh tâm lý xã hội học ở người nghiện

CÁC KHÍA CẠNH TÂM LÝ XÃ HỘI HỌC Ở NGƯỜI NGHIỆN

 (Bài trình bày trong Khoá Hội thảo Phòng chống Nghiện ngập,

ngày 6-4-2010 của UBBAXH-Caritas Việt Nam)

 BS Trần Duy Tâm

BV Tâm thần TP.HCM


I.
  TÂM LÝ TIẾP CẬN VÀ LÀM QUEN VỚI CÁC CHẤT GÂY NGHIỆN

Tại sao con người lại tìm đến các chất gây nghiện? Có thể nói tóm tắt, do chúng có khả năng làm biến đổi ý thức con người, mở rộng các cảm giác và trải nghiệm của ý thức. Với mong muốn đó, người ta đã tìm thấy một số lý do sau để tiếp cận và sử dụng ma tuý:

- Nghi thức tôn giáo: ước muốn vượt khỏi sự hạn chế của thực tại để giao hoà với các đấng linh thiêng nhờ sự giúp sức của một số hoạt chất đặc biệt (người da đỏ Châu Mỹ với các lá gây ảo giác, Ấn Độ cổ đại với cần sa, Thiên Chúa giáo và Do Thái giáo có rượu lễ…).

- Khám phá bản thân, tìm kiếm trải nghiệm mới: gặp ở một số nghệ sĩ, hoạt động nghệ thuật.

- Thay đổi khí sắc: xua đuổi sự lo lắng, trầm cảm.

- Mục đích y khoa: xoa dịu nỗi đau như trường hợp Morphine.

- Giao tiếp xã hội: trường hợp của rượu, lá Coca, nước Kava ở Châu Đại Dương… làm giải ức chế, tăng sự thân thiện.

- Kích thích sự sáng tạo, tạo cảm hứng, tăng thành tích thể lực nơi một số nhà thơ, nhà văn, vận động viên.

- Tâm lý nổi loạn.

- Tâm lý muốn hoà vào tập thể, giống mọi người.

- Khẳng định bản thân.

Trong các độ tuổi có nguy cơ cao trong việc tiếp cận và sử dụng ma tuý thì thanh thiếu niên được xem như nhóm nhạy cảm nhất.

Lứa tuổi thanh thiếu niên từ 12-18 tuổi khởi đầu một giai đoạn đầy trăn trở và biến động trong sự phát triển của một con người. Về mặt tâm lý khi các em vừa phải chia tay với thế giới trẻ thơ (kèm với thế giới ấy là sự an toàn, sự bảo bọc của gia đình và người thân) song song đó là sự khám phá một chân trời mới, tự xây dựng một nhân cách mới, tìm kiếm những niềm vui và những trải nghiệm mới. Không thể bàn luận về vấn đề thuốc lá rượu bia và các chất ma tuý mà không đề cập tới thanh thiếu niên vì các lý do sau:

- Một số người lớn hút thuốc lá, bia rượu và ma tuý đều khởi đầu từ lứa tuổi thanh thiếu niên.

- Lứa tuổi thanh thiếu niên là lứa tuổi của sự khám phá và thử nghiệm.

- Cùng với một số các dấu hiệu, quy định, chuẩn mực về sự trưởng thành như bằng lái xe, bằng tú tài, nghĩa vụ quân sự… thì hút thuốc lá, bia rượu, chất kích thích được giới trẻ xem như là một biểu hiện của sự trưởng thành một cách nhanh chóng và “tiết kiệm” nhất.

- Những điếu thuốc, lần say đầu tiên luôn vấp phải sự phản kháng mạnh mẽ của bố mẹ, người thân..., những người đại diện cho “người lớn”, cho “trật tự” cũ, nó góp phần ngăn trở con đuờng đi tới việc lạm dụng các chất gây nghiện nhưng lại kích thích tính nổi loạn và bất phục tùng của giới trẻ.

- Đời sống tập thể là một phần không thể thiếu được của giới trẻ, ở một số nhóm bạn để hội nhập, hoà đồng, tạo không khí… thì hút thuốc, uống bia rượu, chất kích thích được xem là một “dấu hiệu” của nhóm.

- Nhóm nam có nguy cơ rất cao so với nhóm nữ trong vấn đề tiếp cận và sử dụng ma tuý.

- Một số em sống trong các gia đình có người nghiện (rượu, thuốc lá, ma tuý…) sẽ có nguy cơ sử dụng ma tuý, chất gây nghiện cao hơn các em trong gia đình không có người nghiện.

 

Động cơ

Khởi đầu (%)

Sau đó(%)

Tò mò

60.8

5.3

Thoát khỏi thực tại

32.2

33.9

Tìm cảm giác được truyền tụng

19.1

18.9

Áp lực nhóm

17.2

9.3

Cảm thấy tự tin

14.2

14.7

Thách thức xã hội

10.3

7.7

Hiểu bản thân

10.5

7.7

Tìm cảm hứng nghệ thuật

5.7

7.2

Tăng ham muốn tình dục

1.4

1.4

Nhu cầu riêng

2.1

39.8

Động cơ khác

9.5

12.4

Bảng 1 : Động cơ ở thanh thiếu niên khi dùng chất gây nghiện lần đầu (Davidson & cs)

Tóm lại, để hiểu được cơ chế để một thanh thiếu niên, một người trưởng thành đến với ma tuý, ta không chỉ dựa vào một yếu tố như nhân cách, loại ma tuý… mà cần nhìn nó một cách tổng thể với nhiều thành phần cùng tác động trên một cá thể vào một thời điểm nhất định. Như Olivenstein “Là sự giao thoa giữa nhân cách, hoạt chất ma tuý và bối cảnh văn hoá xã hội” hoặc mô hình 3 chữ S của Zinberg “Set, Setting, Substance”. Tương tự Cormier đưa ra mô hình “Bio-Psycho-Social”.                                               

II.  CẢM GIÁC VÀ TÂM LÝ KHI SỬ DỤNG MA TUÝ

1.  Cảm nhận khi sử dụng ma tuý

Được mô tả bởi những người sử dụng các chất gây nghiện, đặc biệt là các nhóm gốc thuốc phiện. Olievenstein đã thu thập các cảm nhận trên và tổng hợp lại thành 3 cảm nhận: bùng phát (Flash), bồng bềnh (Planète), hạ cánh (Descente).   

* Bùng phát (Flash)

Cảm nhận sự bùng nổ trên cơ thể, đầu óc, tương tự trạng thái cực khoái lúc giao hợp. Vào thời điểm này, sẽ có cảm nhận hết sức khác biệt về chuyển động của thời gian: trôi nhanh. Cảm giác này  khó quên và sẽ thôi thúc việc tái sử dụng.

* Bồng bềnh (Planète)

- Có tác dụng như một phin lọc cà phê, chỉ giữ những cảm giác êm ái dễ chịu, gạt bỏ mọi cảm giác ưu phiền khó chịu.

- Tràn ngập các cảm nhận phong phú, mơ màng, huyền diệu. Được nâng lên khi nghe nhạc. Thời gian trôi bềnh bồng chậm rãi, với những chuyển động thời gian lúc nhanh lúc chậm. Giai đoạn này có một số người thủ dâm hoặc tự tạo khoái cảm mặc dù rất ít khi xuất tinh hoặc đạt cực khoái.

* Hạ cánh (Descente)

Từng bước trở lại hiện thực, cảm giác hụt hẫng khi đối diện thực tế. Cảm giác nuối tiếc, cố níu kéo sẽ thôi thúc việc tái sử dụng.

Người nghiện luôn cảm thấy sự tương phản giữa trải nghiệm huyền ảo khi có thuốc và tình trạng lờ đờ, thụ động trong đời sống bình thường. Một số khác tìm cứu cánh trong ma tuý để xoa dịu những khó khăn xung đột trong thế giới thực tại, chạy trốn các vấn đề gây căng thẳng (gia đình ly tán hoặc xung đột, bị bỏ rơi, tâm trạng mất mát, đổ vỡ niềm tin, cha bạo lực, mẹ gia trưởng…). Một số ít hơn có một nhân cách tiền bệnh lý tiềm ẩn, các nguy cơ dễ lệ thuộc chất như nhân cách chống đối xã hội, nhân cách ranh giới, nhân cách ái kỷ…

* Nhân cách chống đối xã hội (Personnalité anti-sociale):

- Coi thường mọi quy tắc và chuẩn mực xã hội.

- Không có khả năng kiềm chế những đòi hỏi, không quan tâm tới hậu quả.

- Không hối hận sau khi đã gây thiệt hại cho người khác.

* Nhân cách ranh giới (Personnalité bordeline):

- Sợ hãi quá mức việc bị bỏ rơi, chia lìa có thật hoặc tưởng tượng.

- Các cố gắng để chận đứng sự chia lìa có thể dẫn tới hành vi xung động, lo âu, trầm cảm, đôi khi loạn tâm thần thoáng qua, tự huỷ, tự sát.

- Cảm giác trống rỗng, mơ hồ về hình ảnh bản thân.

- Không ổn định trong các quan hệ, đặc biệt là quan hệ tình cảm.

* Nhân cách ái kỷ (Personnalité narcissique):

- Coi bản thân mình là quan trọng, là ngoại lệ.

- Không đồng cảm với tha nhân

- Tìm kiếm sự thành công bằng mọi giá, mọi thủ đoạn.

* Một số nét nhân cách chung hay gặp:

- Manh động, hành vi bộc phát: chuyển qua hành động những xung đột, ẩn ức nội tâm.

- Các xung động thoái triển thành những hành vi tự huỷ.

- Thiếu sự đồng hoá với hình ảnh cha mẹ: hình ảnh cha mẹ đối với mờ nhạt, không hiện hữu thường xuyên, không nêu gương, vô cảm.

- Hay bắt chước những đối tượng đồng đẳng và nhóm bạn.

- Thường xuyên thấy buồn chán, trống rỗng.

- Thiếu thốn sự tưởng tượng, mơ mộng: làm hạn chế các giao tiếp xúc cảm với thế giới bên ngoài và phản ánh lại hiện thực trong nội tâm, thiếu khả năng dự đoán được các mong muốn và sự niềm vui có thể có được trong giao tiếp, có khuynh hướng tìm một đối tượng, một hoạt chất vô tri vô giác để lấp vào những hụt hẫng không có được trong giao tiếp.     

Những cơ chế tâm lý trên thúc đẩy tăng tần suất sử dụng với nguy cơ lệ thuộc cao.

2. Một số khái niệm về các rối loạn liên quan tới chất gây nghiện

* Ngộ độc (say thuốc, Intoxication)

Là những hành vi khác thường xuất hiện ngay sau khi dùng ma tuý, các tác động của chúng thay đổi trên từng cá nhân tuỳ vào: liều sử dụng, bối cảnh dùng, nhân cách người dùng…

* Tình trạng cai (Sevrage, Withdrawal)

Là những triệu chứng đặc thù xuất hiện khi ngừng một chất tác động tâm thần sau một thời gian sử dụng chúng thường xuyên và liều cao.

* Trạng thái dung nạp (Tolerance)

Sau một thời gian dùng, người sử dụng phải tăng liều mới đạt được cảm giác say, “phê” ma tuý, rượu… (nếu dùng liều như cũ sẽ thấy giảm hoặc mất cảm giác trên).

* Lạm dụng (Abuse)

Sử dụng chất một cách thiếu hài hoà từ đó gây nên liên tiếp các vấn đềhệ quả đáng tiếc, như sử dụng trong những tình huống không nên dùng (lái xe, lao động...), hoặc sử dụng đến mức gây những hậu quả tới nghề nghiệp, xã hội thậm chí pháp luật. Thí dụ như người lạm dụng rượu sau khi uống thường xuyên gây chuyện, xao lãng công việc.

* Lệ thuộc (Dependance)

Nhu cầu về cơ thể hoặc về tâm lý đòi hỏi phải sử dụng chất (có thể có một hoặc cả hai). Lệ thuộc cơ thể bộc lộ qua trạng thái dung nạp, nhu cầu phải sử dụng để tránh tình trạng cai, lệ thuộc tâm lý thể hiện qua trạng thái tâm lý đòi hỏi cấp bách và thường xuyên chất đó.

* Minh hoạ các khái niệm

Làm quen-Sử dụng thường xuyên-Lạm dụng-Lệ thuộc (cơ thể, tâm lý hoặc cả hai)

3. Nghiện ma tuý theo quan điểm phân tâm học

* Cái Tôi của người nghiện là một thực thể mong manh, dễ tổn thương. Để bù trừ, bộ máy tâm lý tự động vận hành cơ chế phòng vệ hưng phấn, trong đó có chất gây nghiện. Nhưng không may đây là một giải pháp không lối thoát vì sẽ dẩn tới việc cái Tôi của người bệnh càng suy yếu hơn dưới sự lệ thuộc của chất gây nghiện.

* Tính ái kỷ (Narcissisme) của người nghiện dần dần bị suy yếu và bất hoạt: không tha thiết tới hình ảnh bản thân, khuynh hướng tự huỷ.

* Vòng xoắn bệnh lý:

Tâm lý mong manh, dễ hụt hẫng - trải nghiệm đầu tiên với ma tuý - hứng thú -

cảm thấy cái Tôi mạnh mẽ - ma tuý hết, không còn khoái cảm - quay lại thực tế nặng nề - mặc cảm tội lỗi - tâm lý lại mong manh, dễ hụt hẫng hơn… 

* Sau một thời gian bị chi phối bởi ma tuý, các người nghiện thường tách một cách vô thức cái Tôi của họ thành một cái Tôi nghiện và cái Tôi không nghiện, chúng cùng tồn tại song song và tạo hai hình ảnh, hai tính cách khác nhau trên cùng một cá thể : một người nghiện không tha thiết gì ngoài vấn đề ma tuý, vô cảm, một người khác với còn đó những cảm xúc phản ánh chân thực nội tâm. Một số tác giả đề cập tới cơ chế tâm lý ngoại hướng (extériorisation), trong đó người bệnh trút tất cả các suy tư nội tâm vào mục tiêu bên ngoài, quan tâm chính không phải là các day dứt nội tâm mà chuyển thành các suy nghĩ về việc kiếm và sử dụng ma tuý như thế nào.   

III. CÁC KHÍA CẠNH TÂM LÝ XÃ HỘI CỦA NGƯỜI NGHIỆN TRONG QUÁ TRÌNH CAI - TÁI NGHIỆN - HỒI PHỤC

1.  Người nghiện với vấn đề ngưng ma tuý

Đối với người nghiện, sau thời kỳ “trăng mật” với ma tuý cùng những hiệu quả tạm thời như sự thoải mái, thoát khỏi thực tại. Ở giai đoạn kế họ chạm trán ngay với các hệ quả tiêu cực của việc lệ thuộc chất như : vấn đề tài chánh, nghề nghiệp, quan hệ…Họ dao động, cân nhắc, do dự.

Chẳng việc gì phải cai

Đồng ý! Nhưng để sau này

Tôi vấp ngã rồi (tái nghiện)   

Có lẽ tôi phải cai thôi, nhưng…

Tôi phải cố giữ vững   

Tôi cai đây! Tới lúc rồi.

2.  Tình huống nguy cơ

Đối với những người đã cai, việc tái nghiện có thể xảy ra nếu họ bị rơi vào một số tình huống khêu gợi, những tình huống này được Marlatt gọi là những tình huống nguy cơ (THNC). Về định nghĩa thì THNC là tập hợp những bối cảnh hoặc yếu tố môi trường mà người cai thuốc phải chạm trán, chúng tác động tới sự kiểm soát bản thân và làm gia tăng đáng kể nguy cơ tái nghiện. Thường những người đã từng nghiện sẽ biết trong những THNC nào mình sẽ dễ tái sử dụng thuốc lại.

Các THNC thường bao giờ cũng đi kèm với cảm giác thèm khát (craving), vậy craving là gì? Là ham muốn mảnh liệt thèm được sử dụng lại chất mình đã nghiện. Craving có liên quan tới các cơ chế về sinh học thần kinh của hiện tượng nghiện. Ngoài ra còn có cơ chế lệ thuộc về tâm lý nữa. Về mặt xúc cảm, người cai thấy khó chịu dữ dội, thèm dùng thuốc lại, đôi khi tái xuất hiện triệu chứng của hội chứng cai. Về mặt nhận thức, tạm thời mất sự suy nghĩ hợp lý, quên các thông tin đã biết về nghiện ma tuý. Họ sẽ ảo tưởng rằng việc sử dụng lại chỉ tạm thời thôi rồi cơn thèm sẽ qua.

Thực tế thì việc tái sử dụng chỉ làm giảm craving nhất thời. Sau đó những cơn đòi hỏi sẽ xuất hiện dồn dập, dữ dội và kéo dài hơn. Sau đó nếu vẫn duy trì sử dụng thì craving sẽ thường trực xuất hiện và tiến tới tái nghiện. Theo thống kê thì craving là nguyên nhân hàng đầu của tái nghiện nhưng nếu cai tuyệt đối thì craving sẽ thưa đi, ít dữ dội và ngày càng ngắn hơn.

 

Chúng ta có thể liệt kê một số THNC thường thấy:

* Môi trường bên ngoài như gần gũi những người nghiện, lễ lạc, vui chơi…

* Các cảm xúc tiêu cực như giận dữ, lo âu, các bệnh lý tâm thần như trầm cảm, lo âu, stress, nhút nhát, thiếu chỗ dựa, bị ức chế, mệt mỏi, kém tập trung, nản chí, xung động ăn uống.

* Điều kiện hoá: mang tính cá nhân: tình huống, nơi chốn, thời điểm… như vào buổi sáng, đi gần tụ điểm ma tuý...

* Các chất gây nghiện khác như sử dụng rượu gây giải ức chế, một số chất tác động tâm thần.

 3. Vấn đề tái nghiện và hồi phục

* Trong tiến trình hồi phục thì tái nghiện mang tính quy luật chứ không có nghĩa là thất bại.

* Hãy xem tái nghiện như những thời cơ trong quá trình tạo nên động lực cá nhân.

* Đừng xem chúng như những thất bại mà là những lần trưởng thành lên, miễn là quá trình trị liệu vẫn được duy trì.

  Vòng tròn tái nghiện-thoát nghiện (Theo Prochaska và Di Clémenté)

 TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.  Bergeret J & Leblanc J, «Précis des toxicomanies», 1988, Masson, p. 35-39, p. 63-73.

2.  Marcelli D & Braconnier, «Psychopathologie de l’adolescent», Masson, 1992,

p. 321-329.

3.  Reynaud M, «Les toxicomanies», 1984, Maloine S.A éditeur, 1984, p. 65-76.

4.  Weil A, « From chocolate to morphine », 1993, Hougton Mifflin, p. 23-36.

5.  «Grand dictionnaire psychologie», 1999, Larousse, p. 950-953.

 

Nguồn: Caritas VN

Ghi lại phản hồi, xin nhấn vào »  Nhập ý kiến của bạn:
Ý kiến - nhận xét của bạn về bài:

Khía cạnh tâm lý xã hội học ở người nghiện

Tên:
Email:
Ý kiến - nhận xét - Comments:

  (hoặc nhấn phím ESC hoặc nhấn vào khung nền)

Chưa có ý kiến   Pending (3)
Tìm kiếm trong phần Tin - Bài này
 [Tìm tên bài, tên tác giả, nội dung...]
Mồng 10 tháng 11 năm Giáp Thìn
Ý CẦU NGUYỆN THÁNG 12-2024
Cầu nguyện cho những người hành hương hy vọng
Chúng ta hãy cầu nguyện để Năm Thánh mở ra cho chúng ta sự tăng cường về đức tin, giúp chúng ta nhận biết Đức Kitô phục sinh ở giữa cuộc đời chúng ta, biến đổi chúng ta thành những người hành hương đầy hy vọng Kitô giáo.
For pilgrims of hope
In anticipation of the Church’s next jubilee, the faithful are asked to pray during the month of December that “the coming Church Jubilee Year 2025 strengthens us in our faith, helping us to recognize the risen Christ in the midst of our lives, transforming us into pilgrims of Christian hope.”
SUY NIỆM TIN MỪNG

Phim - Nhạc - Suy niệm
Xem chuyên mục Media Online
Từ Điển Online:     

Truyền Tin

Email: tt.march25@gmail.com

Website: truyen-tin.net

Online since: May 2010

Tìm kiếm nội dung
(Gõ từ khóa vào vào khung dưới đây)
Tìm kiếm trong Google
Nhấn vào >> Google Search

Liên hệ

Đặt làm trang chủ

@