Chỉ có thể sống hạnh phúc mãi mãi bằng cách sống hạnh phúc từng ngày.

Margaret Bonnano (1950 TCN)
Truyen-tin.net - Sơ lược dữ kiện:

  • ♥ Tiểu sử Các Thánh: 272
  • ♥ Các Bài đọc thánh lễ: 772
  • ♥ Văn hoá, nghệ thuật: 1154
  • ♥ Tin tức, chuyên đề... 15392
  • ♥ Thư viện hình ảnh: 6916
  • ♥ Suy niệm Lới Chúa: 784
  • ♥ Video: 2269
  • ♥ Tài liệu tham khảo: 780

... cùng những sưu tập khác.
tt
Laudetur Jesus Christus - Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô NewsFeed
-
CHUYÊN ĐỀ » Bác Ái - Xã Hội
Back TRỞ LẠI (Cập nhật: 08/02/2012 12:00:00 SA)
A  A  A
Hoạt động bác ái là trách nhiệm của mỗi tín hữu và cũng là bản chất của Giáo hội Công giáo
Hội đồng Đại biểu Caritas Việt Nam và đại diện các tổ chức Caritas quốc tế

Xuân Lộc - Ngày làm việc thứ hai (23-10) của Lễ Ra mắt Caritas Việt Nam đã tập trung vào những vấn đề chính của Hội nghị với 6 bài thuyết trình có nội dung định hướng và gợi ý cho hoạt động của Caritas Việt Nam trong thời gian tới.

Linh mục Antôn Nguyễn Ngọc Sơn, Tổng Thư ký UBBAXH - Caritas Việt Nam, đã trình bày đề tài “Caritas Việt Nam và Các Vấn đề Xã hội”. Đây được xem là bài nền của ngày làm việc, để qua đó giúp các tham dự viên có một cái nhìn tổng quát về công tác bác ái mà Giáo hội Việt Nam đã làm từ trước tới nay, cũng như hiểu rõ được những vấn đề xã hội đáng lưu tâm ở Việt Nam (như giới trẻ và vấn đề giáo dục, về tình trạng lao động, về thiên tai và môi trường, về phụ nữ, về y tế và sức khoẻ cộng đồng…), từ đó định hướng cho những công tác này, mà Caritas Việt Nam, cũng như Caritas giáo phận, giáo xứ sẽ phải đảm nhiệm trong tương lai.

Bài trình bày cũng cho biết Caritas Việt Nam hết sức quan tâm đến các vấn đề này của xã hội Việt Nam và quyết tâm liên kết với mọi thành phần trong xã hội để xây dựng và phát triển cộng đồng dân tộc. Tuy nhiên, sau bao nhiêu năm ngưng hoạt động, Caritas Việt Nam gần như khởi động lại từ con số 0: không trụ sở, không phương tiện làm việc, không nhân sự, cũng không có nguồn tài chính ban đầu cho dự án”. Cho đến thời điểm này, chỉ có một số ít giáo phận có tổ chức Ban Bác ái Xã hội. Nhiều dòng tu có hoạt động xã hội và có nhiều cơ sở xã hội, nhưng nó chỉ mang tính biệt lập, nội bộ, và các cơ sở và hoạt động này chưa liên kết với nhau để điều phối cho hợp lý theo lĩnh vực chuyên môn và theo địa bàn. Nhiều hoạt động dòng tu bị thu hẹp vào một hai lĩnh vực xã hội tương đối dễ dàng như giáo dục trẻ mẫu giáo, trẻ mồ côi, giúp đỡ phụ nữ đơn hành… nhưng chưa dám dấn thân vào các lĩnh vực mới cần nhiều chuyên môn hơn như phục hồi cho người nghiện ma tuý, nhiễm HIV/AIDS, chăm lo sức khoẻ giới tính - sinh sản cho phụ nữ, di dân…

Dù có nhiều những khó khăn và thách đố trước mắt, nhưng Cha khẳng định “Caritas Việt Nam tin vào tình yêu và quyền năng Thiên Chúa, tin vào sự quan tâm của người Việt Nam về các hoạt động bác ái xã hội theo tinh thần “lá lành đùm lá rách”, tin vào sự nhiệt tình hoạt động, tinh thần hy sinh quảng đại của đồng bào Việt Nam trong nước cũng như ngoài nước, của các tổ chức đoàn thể quốc nội cũng như quốc tế dành cho Caritas Việt Nam”. Giáo hội Việt Nam hiện có 6.087.659 tín hữu, với 3.510 linh mục, 1.370 chủng sinh, 14.968 tu sĩ, 1.458 tu hội viên, 56.133 giáo lý viên. Ngài nhận định “đây là nguồn nhân sự lớn lao mà Caritas hy vọng có thể thôi thúc tinh thần bác ái yêu thương để hoạt động của tổ chức này thật sự mang tính cộng đồng”.

Trong hoàn cảnh và điều kiện hiện nay, Cha đã đưa ra những đề nghị và đường hướng tổng quát mà Caritas Việt Nam phải làm trước mắt: đó là cổ vũ sự tham gia của cộng đồng, từng bước xây dựng Caritas giáo xứ, giáo phận, cũng như cũng cố lại Caritas trung ương. Trước tiên là cố gắng hoàn thiện cơ cấu tổ chức và điều hành, thiết lập các phòng ban chuyên môn; thực hiện dự án thành lập mạng lưới của Caritas Việt Nam tại các giáo phận: thiết lập văn phòng, chuyển giao phương tiện làm việc...; tập trung vào việc đào tạo nhân sự cho các giáo phận bằng các khoá tập huấn như: tổ chức và quản lý nhân sự, tổ chức và quản lý phương tiện, nguồn lực; học thuyết xã hội Công giáo, viết và quản lý dự án, nghiên cứu các vấn đề xã hội, phòng chống HIV/AIDS, cắt cơn và phục hồi cho người nghiện ma tuý, giáo dục kỹ năng sống cho giới trẻ, sức khoẻ sinh sản cho phụ nữ, giảm thiểu thiệt hại thiên tai nhờ cộng đồng…; nghiên cứu một số vấn đề xã hội đặc biệt ở Việt Nam để có thể cung cấp tài liệu hướng dẫn và học hỏi cho các Caritas Giáo phận, chủng viện, dòng tu, các tổ chức trong mạng Caritas Quốc tế; phối kết với các tổ chức để thực hiện một số dự án có tầm cỡ quốc gia cũng như giới thiệu dự án của các Caritas Giáo phận cho các tổ chức này (x. Quy chế, Điều 13). Caritas Trung ương sẽ giữ liên lạc và phối hợp hoạt động BAXH của Caritas Giáo phận và dòng tu ở Việt Nam vì các dòng tu là nguồn nhân lực quan trọng cung ứng cho Caritas các cấp những con người đạo đức, quảng đại, có khả năng chuyên môn cao và có khả năng truyền thông tốt.

Cũng trong khuôn khổ bài trình bày này, Cha nhấn mạnh: “Caritas Việt Nam không cậy dựa vào tiền bạc giúp đỡ của các tổ chức hay tài năng của con người, nhưng trên hết, tin cậy vào ân sủng, quyền năng và nhất là tình thương của Thiên Chúa mà con người có thể đóng góp vào để thể hiện tình bác ái cho nhau (x. Quy chế, Điều 15)”, “khuyến khích mọi hội viên sống kết hợp với Thiên Chúa và hiệp thông với Giáo Hội (x. Nội quy, Điều 2 và 3)”. Caritas Việt Nam không chủ trương xây dựng nhiều cơ sở bác ái để giải quyết các vấn đề xã hội nhưng cổ vũ linh đạo bác ái (x. Nội quy, Điều 1) như là nền tảng để giải quyết các vấn đề này”, và quan tâm hơn đến việc giáo dục con người toàn diện để xây dựng cho con người, nhất là cho giới trẻ, một nền nhân bản tâm linh và nền văn minh tình yêu. Trong tinh thần này, ngài kêu gọi các nhà hoạt động bác ái xã hội hãy dựa vào nội lực của dân tộc để thực hiện các dự án xã hội trong cũng như ngoài nước với tinh thần tự lập và tự trọng của người Việt Nam (x. Quy chế, Điều 15).

Mượn lời nhận xét của các đại biểu trong Hội nghị Cor Unum, tại Roma, từ 28-2-2008 đến 1-3-2008, mà Đức Cha Micae Hoàng Đức Oanh, Giám mục Giáo phận Kontum, đã viết trong Thư Mục vụ, 18-10-2008, gửi tín hữu Giáo phận Kontum: “Vì trong Giáo Hội hiện nay chỉ có việc cử hành bí tích là được coi trọng, việc rao giảng bị coi nhẹ hơn, còn việc bác ái thì bị coi như một hoạt động ngoại khoá, nghiệp dư, tuỳ thích… Quá nhiều tiền để xây nhà thờ và tổ chức các lễ nghi. Ít tiền hơn dành cho việc rao giảng Tin Mừng. Còn bác ái thì như của dư thừa, bố thí. Phải chăng như thế mà Giáo Hội mất đi sức sống? Phải chăng vì thế mà Giáo Hội thiếu tính thuyết phục? Bác ái không phải là một bổn phận. Đó là sự sống của Giáo Hội. Quên bác ái, sự sống sẽ suy giảm”, ngài mời gọi những người đang tham gia vào công tác bác ái xã hội hãy thay đổi cách nhìn, cách nghĩ về công tác này và thổi vào đó một luồng khí mới để nó tạo thật sự làm nên sức sống của Giáo Hội. Đức Thánh Cha Beneđictô nhấn mạnh điều này trong Thông điệp Deus Caritas est (Thiên Chúa là Tình Yêu), số 20: Hoạt động bác ái chính là trách nhiệm của mỗi tín hữu và cũng là bản chất của Giáo hội Công giáo”.

Trong ngày làm việc thứ hai này, các tham dự viên cũng đã thảo luận và góp ý để hoàn thiện bản nội quy và quy chế của Caritas Việt Nam. Ngoài ra, còn có 5 đề tài khác, đó là: Chương trình Phòng chống Ma tuý và Phục hồi cho Người Nghiện Ma tuý (Thầy G.B. Đỗ Văn Lộc); Chương trình Phòng chống HIV/AIDS (Lm. G.B. Phương Đình Toại); Chương trình Đào tạo về Giới tính và Sức khoẻ Sinh sản cho Phụ nữ (Ths. Bs. Nguyễn Lan Hải); Chương trình Trợ giúp các trẻ em mồ côi, khuyết tật, thiểu số và trẻ em sống trong hoàn cảnh khó khăn… (Nt. Têrêsa Đỗ Thị An); Cách Vận dụng Tài chính; Báo cáo Tài chính và Kiểm tra Báo cáo Tài chính trong Hệ thống Caritas VN (Ts. Maria Đoàn Liêng Diễm; Ths. Maria Nguyễn Thị Liên Phương). Đề tài cuối cùng này đã giúp các tham dự viên nhận ra được tầm quan trọng trong của việc báo cáo và kiểm tra tài chính, vì đây là điểm quan trọng khi chúng ta tham gia vào một tổ chức bác ái xã hội chuyên nghiệp: việc quản trị phải chặt chẽ, trong sáng, minh bạch, công khai và có hiệu quả cao.

Ngày làm việc thứ hai được ghi dấu đặc biệt bằng sự hiện diện của Đức cha Yvon Ambroise, Chủ tịch Caritas Asia, Giám mục một bang có số tín hữu đông thứ hai của Ấn Độ. Đáng lẽ ngài có mặt từ ngày 21-10, nhưng khi đến Bangkok thì được tin người rất thân với gia đình là linh mục sáng lập Đại học Ca múa Ấn Độ đột ngột qua đời, ngài đã vội trở về Ấn Độ để chia buồn, rồi sau đó, ngài mới trở lại Bangkok để đến Việt Nam vào sáng ngày 23-10. Điều này tỏ rõ lòng yêu mến của ngài đối với Giáo hội Việt Nam và với Caritas Việt Nam. Đức cha đã nói chuyện với đại hội về sứ mạng đồng hành của Giáo Hội với người nghèo, nhất là những người nghèo ở Châu Á. Chung quanh ta có biết bao nhiêu người nghèo khổ về vật chất cũng như tinh thần mà ta cần phải xác định và nhận rõ khuôn mặt của họ là ai, và có bao nhiêu người. Họ là những người không có miếng cơm manh áo, nhiễm HIV hay nghiện ma tuý, bị bóc lột sức lao động và đánh mất nhân phẩm; nhưng họ cũng có thể là những con người bị đẩy ra khỏi đồng ruộng, vườn tược hay làm thuê trên chính mảnh đất của cha ông... Có xác định được họ, ta mới thấy rõ sứ mạng là mình cần làm gì hay có thể làm gì cho họ để thể hiện tình liên đới, để giúp họ sống đúng nhân phẩm và đứng vững bằng chính đôi chân của họ, nhất là giúp cho họ có thể đòi được những quyền lợi của chính họ mà người ta đã tước đoạt.

Lễ Ra Mắt của Caritas Việt Nam cũng đã gây được sự chú ý và quan tâm của các tổ chức Caritas quốc tế. Ban Điều hành Caritas Trung ương trong dịp này cũng đã gặp gỡ, trao đổi riêng với các tổ chức Caritas quốc tế và đã nhận được những cam kết giúp đỡ rất quảng đại cho các hoạt động non trẻ của Caritas Việt Nam. Hội nghị cũng đã ra mắt Ban Điều hành Caritas Việt Nam, trong đó có 4 đại biểu đại diện cho các dòng tu được chọn vào Hội đồng Đại biểu Caritas Việt Nam (Lm. G.B. Phương Đình Toại, Dòng Camêlô; Lm. P.X. Đào Trung Hiệu, OP; Nt. Anna Nguyễn Tấn Sinh, Dòng Phaolô; Nt. Maria Đinh Thị Lan, Dòng Nữ Tử Bác Ái Thánh Vinh Sơn); ngoài ra còn có 24 vị trưởng Caritas giáo phận (2 giáo phận vắng mặt là Gp. Thanh Hoá và Gp. Phát Diệm) là những thành phần đương nhiên trong Hội đồng Đại biểu Caritas Việt Nam.

Hiện tại, công việc trước tiên mà Caritas Việt Nam phải làm là lập các văn phòng làm việc của Caritas giáo phận và trợ giúp phương tiện làm việc cho các văn phòng này, cũng như phổ biến hoạt động Caritas tại các xứ đạo. Caritas Trung ương cũng sẽ soạn các tài liệu, cẩm nang,… nhất là hoàn thành bản nội quy và quy chế của Caritas Việt Nam, đồng thời, xác định những vấn đề xã hội ưu tiên, những đối tượng nào cần sự trợ giúp thật sự, để lên chương trình hoạt động trong tương lai gần. Một điều khó khăn mà Caritas Việt Nam gặp phải là tìm những nhân sự có khả năng để làm việc tại Caritas Trung ương, Caritas giáo phận và giáo xứ. Theo Lm. Antôn Nguyễn Ngọc Sơn thì nhân sự chúng ta không thiếu, vì ngay trong bộ phận tu sĩ, hiện đã có 276 người đã tốt nghiệp cử nhân xã hội, chưa kể còn có đến trên 200 người đang nhận học bổng của Misereor để hoàn thành cử nhân xã hội. Điều quan trọng là chúng ta phải phối hợp và liên kết với nhau: giữa các dòng tu, giữa các các tổ chức bác ái xã hội để những hoạt động bác ái của chúng ta có được hiệu quả và trở thành một hành động loan báo Tin Mừng.

“Loan báo Tin Mừng là bản chất của Giáo Hội”, và “việc rao giảng cho muôn dân (missio ad gentes) trở thành nguyên tắc hợp nhất và hội tụ của toàn thể hoạt động mục vụ và bác ái” (Đức Beneđictô XVI, Sứ điệp Ngày Thế giới Truyền giáo 2008, số 4). Đức cha Micae Hoàng Đức Oanh, Chủ tịch Uỷ ban Loan báo Tin Mừng, trong bài giảng lễ cũng nhấn mạnh rằng việc loan báo Tin Mừng ngày nay trước tiên phải thể hiện bằng chứng tá. Muốn vậy, mỗi người rao giảng Tin Mừng, hay những người tham gia vào công tác bác ái xã hội, cần được đào tạo và phải tự đào tạo chính mình để trở thành một con người mới, một con người toàn diện với cả trí óc và con tim, để đến với anh em mình bằng một thái độ phục vụ yêu thương. Người Kitô hữu, với niềm tin vào Thiên Chúa là Cha và mọi người là anh chị em của nhau, với một quy luật “mến Chúa yêu người”, hãy bắt chước theo Con Người Mới là Đức Giêsu Kitô trong mọi hành động của Ngài nhằm cứu giúp những người nghèo khổ. Và mẫu người môn đệ của Chúa Đức Kitô qua đời sống bác ái phải biết thống nhất, hài hoà giữa 3 chiều kích “ngôn sứ, vương đế và tư tế”, với niềm xác tín rằng chúng ta luôn là lời rao giảng, là lời tuyên xưng vào Thiên Chúa ở mọi nơi và mọi lúc, để mỗi lời chúng ta nói là một lời loan báo Tin Mừng, là một hành vi thờ phượng, và trở thành một thái độ phục vụ, đem lại lợi ích cho anh chị em mình.

Lễ Ra Mắt Caritas Việt Nam đã khép lại với rất nhiều điều cần phải làm, với những thao thức, những quyết tâm của những người đang trực tiếp tham gia vào công tác bác ái xã hội. Điều quan trọng bây giờ là mỗi người hãy bắt tay vào việc.

Nền tảng Thánh Kinh và Thần học của hoạt động bác ái xã hội

Caritas Việt Nam hoạt động dựa trên những đòi hỏi của Tin Mừng, để góp phần xây dựng một xã hội công bằng, liên đới và huynh đệ, trong đó quyền lợi và nhu cầu của người nghèo được tôn trọng cách xứng đáng. Caritas Việt Nam dựa trên mấy suy tư căn bản về Thánh Kinh và thần học sau đây:

1. Thiên Chúa Cha, Đấng hằng yêu thương và giàu lòng thương xót, là nguồn năng lực của  Caritas.

- Con người và vũ trụ là đối tượng của tình yêu Thiên Chúa (x. Ga 3,16).

- Sự sống của con người là quà tặng của Thiên Chúa (x. St 1,26).

- Thiên Chúa Tình yêu ban cho con người khả năng yêu thương và mời gọi họ giúp đỡ nhau (x. St 1,28).

- Thiên Chúa chăm sóc con người kể cả khi họ yếu kém về mặt đạo đức. Người tặng ban cho họ tương lai và niềm hy vọng.

à Tổ chức Caritas kín múc năng lực hành động trong niềm tin này.

2. Đức Kitô và sứ điệp của Người là mục đích và sự cổ vũ cho Caritas

- Đức Giêsu Kitô là Ngôi Lời Thiên Chúa làm người "vì Chúa Cha yêu thương thế gian nên đã ban Con Một của Ngài" (Ga 3,16). Mầu nhiệm Nhập thể nâng phẩm giá con người lên tới tột đỉnh là cho con người tham dự vào thần tính của Thiên Chúa.

- Chúa Giêsu loan báo sứ điệp của Thiên Chúa cách độc đáo khi Người quan tâm săn sóc và chịu đau khổ vì con người. Người thể hiện sứ điệp cứu độ này bằng việc giúp người đói khổ, chữa lành bệnh nhân, xua trừ ma quỷ, tha thứ tội lỗi, cho người chết sống lại và mời gọi chúng ta quảng đại hành động theo Người.

- Người ban luật mới về tình yêu (x. Ga 13,34-35) và dạy rằng cứu giúp ai khốn khổ là phục vụ chính Người (x. Mt 25,31-46).

- Cái chết của Chúa Giêsu trên thập giá là biểu hiện tình yêu tuyệt vời của Thiên Chúa cho con người và của con người cho Thiên Chúa (x. Ga 13,15,13; Rm 8; 1 Ga 4,9-10).

- Qua các phép lạ, cuộc tử nạn và phục sinh của Chúa Giêsu, một trời mới đất mới được thiết lập, nơi đó hoà bình sẽ ngự trị, sẽ không còn khổ đau và sự chết (Kh 7,16).

à Tổ chức Caritas định hướng được tầm hoạt động và nhận được sự cổ vũ nhờ sứ điệp đó.

3. Chúa Thánh Thần là nguồn sức mạnh của Caritas

- Thánh Thần của Thiên Chúa là Thần Khí ban sự sống (x. St 1-2). Thánh Thần "ở cùng"  Chúa Giêsu trong sứ vụ của Người (Lc 4,18). Trên thập giá, trước khi tắt thở, Chúa Giêsu trao lại Thần Khí của Người (x. Ga 19,34) để các tín hữu có thể làm chứng về Người (x. Ga 16,4-15).

- Thánh Thần ban cho chúng ta những ân huệ  để sống cộng đồng và săn sóc nhau vượt qua những kỳ thị và chia rẽ.

- Thánh Thần cũng là Thần Khí chữa lành và Thần Khí sự thật (Ga 14,17). Ngài thúc đẩy con người can đảm làm chứng cho công lý, lên án mọi bất công trong xã hội và cải thiện đời sống.

- Người Kitô hữu nhận ra những hoạt động đa dạng của Chúa Thánh Thần trong tất cả những ai biết đón nhận người khác là anh chị em mình và sẵn sàng giúp đỡ cách quảng đại.

4. Giáo Hội là gương mẫu sinh hoạt của Caritas

- Sứ mạng của Giáo Hội bắt nguồn từ chính Đức Kitô (x. Ga 17,18). Giáo Hội của Đức Kitô là Giáo Hội phục vụ theo gương sống của Người: cầu nguyện và loan báo Tin Mừng.

- Việc phục vụ bác ái thuộc về bản chất của Giáo Hội cũng như việc rao giảng Lời Chúa và cử hành bí tích mà người tín hữu nào cũng cần thể hiện trong đời sống (x. ĐTC Bênêđictô XVI, Thông điệp Thiên Chúa là Tình Yêu, số 25).

 - Giáo Hội của Chúa Kitô là một Giáo Hội được phát triển dưới sự thúc đẩy của Thánh Thần Tình Yêu. Đó là một Giáo Hội cổ vũ sự tự do. Giáo Hội lớn mạnh dựa trên sự phong phú đa dạng về khả năng và năng lực của từng cá thể.

- Trong lịch sử Giáo Hội có vô số nam nữ, hiệp hội, dòng tu đã quan tâm đến những người nghèo khổ. Họ dấn thân tìm mọi phương thế để cải thiện điều kiện sống của những người nghèo. Tư tưởng, quan điểm, linh đạo hoạt động của họ là những di sản quý báu cho các tổ chức bác ái xã hội, trong đó có tổ chức Caritas ngày nay.

- Caritas là tổ chức bác ái của Giáo Hội Công Giáo, nên gìn giữ và phát huy truyền thống tốt đẹp trên.

5. Người tín hữu tham gia hoạt động Caritas

- Người tham gia hoạt động Caritas là người sống mầu nhiệm tình yêu của Ba Ngôi Thiên Chúa để tìm được năng lực nơi Chúa Cha, sự phục vụ như Chúa Kitô, sức mạnh của Chúa Thánh Thần và sự hiệp thông với Giáo Hội.

- Vì là tổ chức của Giáo Hội nên Caritas hoạt động trong sự liên kết và chấp thuận của các giám mục. Caritas có nhiệm vụ trợ giúp, thúc đẩy và kiện toàn các hoạt động bác ái của cá nhân, đoàn thể, tổ chức ở cấp độ giáo xứ trong các giáo phận và ủng hộ các sáng kiến của họ.

- Hoạt động bác ái tại giáo xứ là điểm khởi đầu và là nền tảng cho sinh hoạt giáo xứ cũng như cho tổ chức Caritas.

 

Linh đạo bác ái

Linh đạo này rút ra từ giáo huấn của Công đồng Vatican II, từ bản Tóm lược Học thuyết Xã hội của Giáo hội Công giáo, do Hội đồng Giáo hoàng Công lý và Hoà bình ban hành, năm 2004, nhất là từ Thông điệp Deus Caritas est (Thiên Chúa là Tình yêu) của ĐTC Bênêđictô XVI, công bố ngày 25-12-2005.

Hội viên Caritas được mời gọi sống triệt để «tinh thần bác ái». Bác ái là tình yêu thương, là sự chia sẻ, quan tâm đến đau khổ

  MT

BBT
Ghi lại phản hồi, xin nhấn vào »  Nhập ý kiến của bạn:
Ý kiến - nhận xét của bạn về bài:

Hoạt động bác ái là trách nhiệm của mỗi tín hữu và cũng là bản chất của Giáo hội Công giáo

Tên:
Email:
Ý kiến - nhận xét - Comments:

  (hoặc nhấn phím ESC hoặc nhấn vào khung nền)

Chưa có ý kiến   Pending (3)
Tìm kiếm trong phần Tin - Bài này
 [Tìm tên bài, tên tác giả, nội dung...]
Ý CẦU NGUYỆN THÁNG 11-2024
Cầu nguyện cho những người đã mất con
Chúng ta hãy cầu nguyện để tất cả những người cha mẹ phải than khóc vì cái chết của người con trai hay con gái, tìm thấy sự nâng đỡ của cộng đoàn và nhận được từ Thánh Thần an ủi sự bình an trong tâm hồn.
For those who have lost a child
The prayer intention for the month of November is for “all parents who mourn the loss of a son or daughter.”
SUY NIỆM TIN MỪNG

Phim - Nhạc - Suy niệm
Xem chuyên mục Media Online
Từ Điển Online:     

Truyền Tin

Email: tt.march25@gmail.com

Website: truyen-tin.net

Online since: May 2010

Tìm kiếm nội dung
(Gõ từ khóa vào vào khung dưới đây)
Tìm kiếm trong Google
Nhấn vào >> Google Search

Liên hệ

Đặt làm trang chủ

@