Đừng tiếc những lời yêu thương dành cho những người bạn. Hãy nói với họ ngay lúc này. Đừng đợi đến khi viết lên bia mộ của họ.

Anna Cummin
Truyen-tin.net - Sơ lược dữ kiện:

  • ♥ Tiểu sử Các Thánh: 272
  • ♥ Các Bài đọc thánh lễ: 772
  • ♥ Văn hoá, nghệ thuật: 1154
  • ♥ Tin tức, chuyên đề... 15377
  • ♥ Thư viện hình ảnh: 6916
  • ♥ Suy niệm Lới Chúa: 784
  • ♥ Video: 2269
  • ♥ Tài liệu tham khảo: 780

... cùng những sưu tập khác.
tt
Laudetur Jesus Christus - Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô NewsFeed
-
CHUYÊN ĐỀ » Giáo Dục Truyền Thông
Back TRỞ LẠI (Cập nhật: 20/06/2013 4:47:13 CH)
A  A  A
20 năm Internet và truyền thông
Thật khó nhìn thấy mọi tác động của một phát minh như Internet. Khi cha đẻ của mạng toàn cầu www là Tim Berners-Lee, một nhà vật lý người Anh của Tổ chức Hạt nhân châu Âu (CERN) vận hành máy chủ mạng toàn cầu đầu tiên trên một máy tính NeXT của Steve Jobs, thế giới đã thay đổi thật nhanh chóng và mạnh mẽ. Dan Noyes nhận định: “Đó là một trong những ngày lớn nhất trong lịch sử mạng toàn cầu” (web, còn gọi là w3).

Johannes Gutenberg với máy in đầu tiên của nhân loại vào năm 1455 đã thay đổi cách truyền thông thật cơ bản, Alexander Graham Bell phát minh ra điện thoại vào năm 1875 thực hiện việc nối mạng âm thanh, thay đổi cuộc sống và xã hội thông tin được định hình rõ nét.

Dựa trên các nghiên cứu về sóng điện từ của Maxwell, Hughes và bức xạ radio của Heinrich Rudolf Hertz, đội kỹ sư Westinghouse phát minh ra ống dò chân không, nhờ đó mà đêm Giáng Sinh 1906, Reginald Fessenden đã truyền sóng radio âm thanh đầu tiên trong lịch sử từ Massachusetts với bài hát Đêm thánh vô cùng (O Holy Night) chơi đàn vĩ cầm.

Người ta cứ tưởng rằng bán điện thoại hay bán máy radio là việc chính. Theo thời gian, chính dịch vụ và quảng cáo, cùng các ứng dụng khác trong quân sự, giáo dục, thông tin, chính trị... mới đem lại lợi ích khổng lồ và đẩy sự tiến hoá của nền văn minh loài người đi xa, với một tốc độ chóng mặt, bỏ rơi các dân tộc chậm tiến.

Trở lại với Internet, mà w3 (world wide web) chỉ là một của nhiều không gian bất chấp thời gian và địa lý. Gần như mọi gia đình và mọi người đều không thể thiếu nó. Đã có 14 tỉ trang trên mạng để đọc. Đã có Google như một hệ thống truy cập đại dữ liệu ở mọi ngôn ngữ. Đã có hệ Android, HTML5, Mozilla, Firefox OS…, sự kết nối tất yếu với điện thoại di động và nhất là đa dạng hoá tiện ích trên smartphone.

Thế giới, 20 năm Internet và Việt Nam 15 năm, đã biến thành thế giới phẳng và nhỏ lại. Trong tác phẩm Thời đại mới của kỹ thuật số (The New Digital Age), Eric Schmidt và Jared Cohen đã phải thốt lên: Chưa bao giờ trong lịch sử mà loài người, ở khắp mọi nơi, con người lại có nhiều quyền lực đến vậy ở đầu ngón tay mình.

Xét về mối quan hệ giữa hệ thống truyền thông với các hệ thống xã hội, Daniel Lerner đã viết trên Behavioral Science tháng 10-1957: Một trong những điều kiện và đặc điểm của quá trình chuyển đổi từ các xã hội cổ truyền sang các xã hội hiện đại chính là sự chuyển tiếp từ các hệ thống truyền thông truyền miệng sang các hệ thống truyền thông đại chúng (mass media).

Cách đây hơn nửa thế kỷ, triết gia người Đức Juergen Habermas đã đưa ra khái niệm Oeffentlichkeit (tính công khai, không gian công cộng, tạm dịch qua tiếng Anh là publicity hoặc public sphere) mà Immanuel Kant đã đề cập vào năm 1784, nhấn mạnh việc sử dụng lý tính trong không gian công cộng và không gian công cộng của lý tính chính là điều kiện để hình thành nên công luận, đây cũng là điều kiện để thiết lập nền tảng dân chủ.

Internet đã thu hẹp thế giới và mở rộng không gian sống, suy nghĩ và làm việc. Logic của Internet là chia sẻ quyền lực, bình đẳng trong vị thế và khác hẳn cách phát sóng từ một điểm như đài truyền thanh, truyền hình. Người sử dụng đi tìm cái mình muốn, chứ không quan tâm những gì người khác muốn mình tiếp nhận.

Vai trò trung gian chuyển tải hay xào nấu thông tin của nhà báo, nhà hoạt động chính trị… vẫn quan trọng dù chỉ còn là tương đối thôi, nhưng sự chính trực của thông tin dễ được kiểm tra hơn, vì nó là một thế giới truyền thông đa chiều, đa phương tiện.

Mới đây, tại Lễ hội ADC Hamburg, 10.000 chuyên viên quảng cáo đã tụ tập để đánh giá tác động của việc số hoá. Doerte Spengler-Ahrens đã nói: “Không ở đâu mà những ngôi sao bùng cháy và lụi tàn rất nhanh như trong vũ trụ của tương lai số hoá.” Những hiện tượng siêu đẳng như AOL, Second Life hay StudiVZ đã trở thành hoài niệm, là một minh chứng.

Trước đây không lâu, nếu muốn thưởng thức một chương trình tivi, bạn phải chạy về nhà ngồi xem. Giờ đây, bạn có thể xem nó mọi lúc mọi nơi. Bạn đã trở thành nhà tiêu dùng di động rồi. Sản phẩm, thông tin và dịch vụ sẽ bay đến bạn trong tíc tắc, sau một bấm tay hay cú nhấp chuột mà thôi.

Mass Media không bị vỡ vụn và chuyển hoá thành Media of Mass do đại chúng thực hiện. Thế giới truyền thông đang được bổ sung bởi Facebook, blog…, đã mở rộng không gian công cộng. Thuật ngữ Internet of Things (Internet kết nối sự vật) đang được nâng lên thành Internet of Everything (Internet kết nối mọi vật) và đó là khuynh hướng để loài người có nhiều tiện ích hơn và thông minh hơn.

Dĩ nhiên, Internet cũng có mặt tối của nó. Nhưng đó là một câu chuyện khác. Internet đã thể hiện trong yên lặng sự bùng nổ thông tin, sức mạnh của sự kết nối mạng. Có 2,7 tỉ người sử dụng Internet và chỉ số sử dụng Internet là một tiêu chí đánh giá trình độ xã hội và tri thức của mỗi quốc gia.

Thời đại toàn cầu hoá đang cùng với Internet thúc đẩy nhanh hơn việc hình thành thế giới công dân mạng, công dân toàn cầu. Hiện nay, hơn 31 triệu người Việt Nam sử dụng Internet, chiếm 35% dân số, cao hơn mức trung bình của thế giới là 33%. Số người dùng Internet di động ở Việt Nam hiện khoảng 19 triệu người.

Web đã trở nên quan trọng hơn các công cụ truyền thông khác, xét về mặt tự do tư tưởng, và những bức tường lửa rồi cũng sẽ lụi tàn và vô nghĩa. Internet và truyền thông sẽ chẳng bao giờ tách rời nhau, cho dù ứng dụng của Internet vẫn còn nhiều ẩn số về sự đa dạng của thế giới ảo và những kỹ thuật kỳ bí trong tương lai.


“Gặp lại” bức ảnh đầu tiên đăng tải trên mạng Internet

Bức ảnh đầu tiên được đăng tải lên mạng Internet chụp nhóm nhạc nữ vui nhộn mang tên Les Horrible Cernettes.

Bức ảnh này được nhà phát minh ra mạng World Wide Web Tim Berners-Lee tải lên Internet vào năm 1992. Sản phẩm được chỉnh sửa trên máy tính Mac màu bằng phần mềm Photoshop phiên bản đầu tiên, sau đó, ảnh được lưu lại với đuôi “.gif”, theo Mother Board. Bức ảnh đón sinh nhật lần thứ 20 của mình vào ngày 18-7-2012.

Những nhân vật chính trong bức ảnh mang tính lịch sử này là ban nhạc nữ Les Horrible Cernettes. Các thành viên của ban nhạc đều là trợ lí hoặc là những nhà khoa học đóng vai trò quan trọng khác tại phòng thí nghiệm CERN ở Geneva.


Bức ảnh đầu tiên được tải lên mạng Internet
chụp nhóm nhạc nữ Les Horrible Cernettes

Silvano de Gennaro, một nhà phát triển IT ở CERN, đã chụp bức ảnh này khi ông đang đứng ở hậu trưởng của Hardronic Music Festival, một sự kiện được tổ chức bởi các nhà quản lý của CERN vào ngày 18-7-1992.

“Khi lịch sử diễn ra, bạn không biết được bạn đang ở trong đó”, Silvano de Gennaro nói.

Khi Berners-Lee bắt đầu phát triển một phiên bản mới của World Wide Web có tính năng hỗ trợ hình ảnh, ông đã yêu cầu Silvano de Gennaro, là người đã chỉnh sửa bức ảnh của nhóm nhạc Les Horrible Cernettes trên phiên bản đầu tiên của Photoshop, đưa lên mạng.

Bức ảnh trước khi được chỉnh sửa bằng phần mềm Photoshop
phiên bản đầu tiên

Silvano de Gennaro cho biết vào những năm 1992 và 1993, mạng Internet được sử dụng độc quyền bởi các nhà nghiên cứu vật lý. Trước yêu cầu của Berners-Lee, Silvano de Gennaro đã hỏi lại: “Tại sao ông lại muốn đưa ban nhạc Cernettes lên mạng? Nó chỉ có các kí tự thôi mà”, và nhà phát minh ra World Wide Web đã khẳng định: “Không, nó sẽ rất thú vị”.

Sau đó, Berners-Lee đã tải được bức ảnh này lên một trang web về các hoạt động âm nhạc của phòng thí nghiệm CERN mà không có chủ đề. Tuy nhiên, điều đáng tiếc là bức ảnh gốc hiện đã biến mất còn chiếc máy tính Mac dùng để chỉnh sửa bức ảnh này thì đã bị hỏng vào năm 1998.

(Nguồn: Nydailynews)


Nguyễn Thanh Lâm

Nguồn: DNSG

Ghi lại phản hồi, xin nhấn vào »  Nhập ý kiến của bạn:
Ý kiến - nhận xét của bạn về bài:

20 năm Internet và truyền thông

Tên:
Email:
Ý kiến - nhận xét - Comments:

  (hoặc nhấn phím ESC hoặc nhấn vào khung nền)

Chưa có ý kiến   Pending (3)
TIN - BÀI KHÁC   121 tin bài trong CHUYÊN ĐỀ » Giáo Dục Truyền Thông
  Sử dụng công nghệ kỹ thuật theo tinh thần Công giáo | Giuse Phạm Đình Ngọc, SJ
  Điều độ trong việc sử dụng các phương tiện truyền thông, một phương thế giúp giữ gìn các mối tương quan con người | Ngọc Yến
  Vì sao “CEO huyền thoại” Steve Jobs không cho các con sử dụng iPhone hay iPad? | Phạm Thế Quang Huy tổng hợp
  Dương bản Facebook | Thiên Thanh
  Giáo Hội không thể không biết đến các phương tiện truyền thông xã hội | Minh Đức
  Ứng dụng phổ biến Giáo huấn xã hội của Giáo hội Công giáo cho iPhone và iPad | Minh Đức
  ĐGH Phanxicô đứng đầu danh sách đề tài phổ biến của Facebook
  Quản trị website của Vatican: Đây là cách tình yêu của Đức Giáo hoàng đi vào kỹ thuật số | Cao Nguyên
  Sứ điệp Ngày Thế giới Truyền thông Xã hội của ĐGH Bênêđictô XVI trên eBook | Minh Đức
  Toà Thánh Vatican sở hữu tên miền cấp cao “.catholic” | Minh Đức
  Sóng gió truyền thông | HTT
  Vatican ra mắt ứng dụng Giáo lý mới nhằm mục đích truyền bá đức tin trên toàn thế giới | BBT
  Sự tò mò về điện thoại thông minh và việc Tân Phúc Âm hoá | BBT
  “Chúng ta không thể là Kitô hữu bán thời gian” - ĐGH Phanxicô viết trên Twitter | BBT
  Ứng dụng mới giúp hiểu biết Kinh Thánh tốt hơn | Jos. Tú Nạc, NMS
  ĐGH Phanxicô là nhà lãnh đạo có ảnh hưởng nhất trên các phương tiện truyền thông xã hội | Jos. Tú Nạc, NMS
  Các phương tiện truyền thông giúp thay đổi xã hội | Linh Tiến Khải
  Internet vạn vật | Hoàng Hà
  Babel và Internet | Lm. Giuse Hoàng Kim Toan
  Giới trẻ "tay không" bước vào thế giới mạng | Vũ Tiến Hồng
Tìm kiếm trong phần Tin - Bài này
 [Tìm tên bài, tên tác giả, nội dung...]
Ý CẦU NGUYỆN THÁNG 10-2024
Cầu nguyện cho sứ mạng được chia sẻ
Chúng ta hãy cầu nguyện để Giáo Hội được tiếp tục nâng đỡ bằng tất cả những phương thức có thể, một lối sống công nghị, việc đồng trách nhiệm, thúc đẩy sự tham gia, sự hiệp thông và chia sẻ sứ mạng giữa các linh mục, tu sĩ và giáo dân.
For a shared mission
When bishops and laypeople meet for the second part of the Synod on Synodality during October, the faithful are asked to pray that “the Church continues to sustain a synodal lifestyle in every way.”
SUY NIỆM TIN MỪNG
Phim - Nhạc - Suy niệm
Xem chuyên mục Media Online
Từ Điển Online:     

Truyền Tin

Email: tt.march25@gmail.com

Website: truyen-tin.net

Online since: May 2010

Tìm kiếm nội dung
(Gõ từ khóa vào vào khung dưới đây)
Tìm kiếm trong Google
Nhấn vào >> Google Search

Liên hệ

Đặt làm trang chủ

@