Hạnh phúc mà bạn đang có hay nỗi đớn đau mà bạn đang mang là duy nhất, bạn hãy đón nhận và thưởng thức.
Truyen-tin.net - Sơ lược dữ kiện:

  • ♥ Tiểu sử Các Thánh: 272
  • ♥ Các Bài đọc thánh lễ: 772
  • ♥ Văn hoá, nghệ thuật: 1154
  • ♥ Tin tức, chuyên đề... 15792
  • ♥ Thư viện hình ảnh: 6916
  • ♥ Suy niệm Lới Chúa: 784
  • ♥ Video: 2269
  • ♥ Tài liệu tham khảo: 780

... cùng những sưu tập khác.
tt
Laudetur Jesus Christus - Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô NewsFeed
-
CHUYÊN ĐỀ » Đất nước - Con người
Back TRỞ LẠI (Cập nhật: 24/04/2025 12:13:07 SA)
A  A  A
ĐTC Phanxicô, người con của Công đồng Vatican II
Vatican News đã có cuộc phỏng vấn với Giáo sư Philippe Chenaux của Đại học Giáo hoàng Laterano. Từng giảng dạy môn Lịch sử Giáo hội và người đứng đầu của Trung tâm Nghiên cứu Công đồng Vatican II, giáo sư nhận định, theo tinh thần của Công đồng, Đức Thánh Cha Phanxicô quan tâm đến tính cấp thiết của mục vụ trong việc tiếp cận mọi vùng ngoại vi hiện sinh nhân danh một “thần học của dân chúng”.

Đức Thánh Cha Phanxicô là vị Giáo hoàng đầu tiên không tham dự Công đồng Vatican II; ngài cũng là Giám mục đầu tiên của Roma đến từ châu Mỹ, từ một “quốc gia đang phát triển”. Điều này ảnh hưởng thế nào đến thái độ tiếp nhận Công đồng của Đức Thánh Cha?

Sự mới lạ trong triều Giáo hoàng của Đức Thánh Cha Phanxicô chính xác ở hai yếu tố này. Không giống như những vị tiền nhiệm, Đức Thánh Cha không có kinh nghiệm trực tiếp và cá nhân về sự kiện công đồng. Mặc dù thể hiện “tinh thần” của Công đồng Vatican II, nhưng ngài lại ít đề cập đến các văn kiện của công đồng này, và ngài cũng không tham dự vào việc soạn thảo các văn kiện. Trong trường hợp của Đức Thánh Cha, nhu cầu bảo vệ giáo lý chống lại mọi sai lệch sau công đồng đã nhường chỗ cho tính cấp thiết của mục vụ trong việc tiếp cận mọi vùng ngoại vi hiện sinh nhân danh một “thần học của dân chúng”. Ảnh hưởng của dòng tư tưởng đặc trưng này đối với Argentina, xuất hiện vào cuối những năm sáu mươi tại Buenos Aires trong bối cảnh công đồng đầu tiên được tiếp nhận tại Mỹ Latinh, giải thích sự quan tâm không ngừng của ngài đối với lòng sùng kính tôn giáo và lòng sùng kính bình dân (như lòng sùng kính Đức Mẹ hoặc Thánh Tâm).

Công đồng đã đưa ra nhiều cách giải thích khác nhau và đôi khi mâu thuẫn nhau. Đức Thánh Cha Phanxicô đã có lập trường như thế nào trong những cuộc tranh luận này?

Trong giai đoạn đầu của thời hậu Công đồng, có xu hướng đối lập “tinh thần của Công đồng Vatican II” với “chữ nghĩa” của các văn kiện của công đồng này. Sau đó, với sự tham gia của các nhà sử học, phạm trù “sự kiện” được ưu tiên hơn các quyết định của Công đồng. Cuối cùng, đặc biệt từ thời Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI, huấn giáo của Giáo hoàng nhấn mạnh đến “tính liên tục” đối với truyền thống của Giáo hội. Đức Thánh Cha Phanxicô vẫn khá xa lạ với những tranh luận xung quanh việc diễn giải Công đồng. Ngài thích nhấn mạnh đến việc hiện thực Công đồng như một sự năng động “không thể đảo ngược”. Tuy vậy, điều đó không ngăn cản ngài nâng “nhà diễn giải xuất sắc nhất” của Công đồng Vatican II, Đức Tổng Giám mục Agostino Marchetto lên Hồng y, một người được biết đến đã phê bình mạnh mẽ cách giải thích của các sử gia về Công đồng.

Đức Thánh Cha Phanxicô viết trong lời tựa của một cuốn sách xuất bản năm 2022 “Chúng ta đang tiến bước trên con đường mà các Nghị phụ Công đồng đã vạch ra”. Vậy trong triều Giáo hoàng của Đức Thánh Cha điều cụ thể này là gì?

Công đồng mà Đức Thánh Cha có thể định nghĩa như là “một cách đọc lại Tin Mừng dưới ánh sáng của văn hóa đương đại”, đối với ngài, là một điều hiển nhiên, một thực tại không thể bàn cãi. Điều này trước tiên đã được thể hiện qua mối quan tâm xây dựng một Giáo hội thực sự truyền giáo, nghĩa là biết lắng nghe Lời Chúa, theo đường hướng linh đạo I-Nhã. Điều này liên quan đến tính xác thực của sứ điệp mà ngài muốn truyền tải trong thế giới thế tục hóa ngày nay. Thánh Giáo hoàng Phaolô VI đã từng nói: “Con người thời nay thích lắng nghe những chứng nhân hơn là những thầy dạy; hoặc nếu họ lắng nghe các thầy dạy, thì đó là vì họ cũng là những chứng nhân”. Tiếp theo là mối bận tâm – không phải lúc nào cũng được hiểu đúng – về một Giáo hội phục vụ con người, như “một bệnh viện dã chiến sau trận chiến”, đặc biệt trong việc đón tiếp những người nghèo khổ và những người bị thiệt thòi như người di cư.

Cuối cùng là mối bận tâm – tuy không phải lúc nào cũng dẫn đến những kết quả cụ thể – về một Giáo hội không chỉ mang tính đồng nghị hơn, nhưng còn thực sự theo tinh thần hiệp hành trong cách thức tổ chức và cai quản.

Có thể nói rằng Đức Thánh Cha Phanxicô đã đi xa hơn Công đồng Vatican II trong một số lĩnh vực không?

Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII đã loại bỏ mọi hình thức tuyệt thông và lên án. Đức Thánh Cha Phanxicô đã đi rất xa theo hướng này. Chủ đề về lòng thương xót Chúa là trọng tâm trong suốt triều Giáo hoàng của ngài: “Thiên Chúa luôn luôn tha thứ”, ngài thích lặp lại như thế. Do đó, Đức Thánh Cha đã cố gắng thúc đẩy một Giáo hội “bao hàm” (đặc biệt đối với những người ly dị tái hôn hoặc những người đồng tính), dù đôi khi điều này không làm rõ giáo lý truyền thống và gây nhầm lẫn cho một số tín hữu. Người ta cũng sẽ nhấn mạnh mối quan tâm của ngài trong việc thúc đẩy vai trò của phụ nữ trong Giáo hội. Mọi người cũng sẽ không quên sự đóng góp của ngài cho giáo thuyết xã hội Công giáo, giáo thuyết mà ngài đã mở rộng sang các vấn đề môi trường.

Công đồng đã khuyến khích Giáo hội đối thoại với nhiều thực tại xung quanh mình. Đức Thánh Cha Phanxicô có để lại một dấu ấn đặc biệt trong sự năng động này không?

Thánh Phaolô VI, vị Giáo hoàng khác của Công đồng, đã phân biệt ba vòng đối thoại đồng tâm: đối thoại với những người không tin, đối thoại với những người không phải Kitô hữu, và đối thoại đại kết. Đức Thánh Cha Phanxicô đã tiếp nối mong muốn đối thoại này, được đổi tên thành “văn hoá gặp gỡ”, trong cả ba chiều kích này, đặc biệt quan tâm đến Hồi giáo. Ngài đã thực hiện điều đó với sự nhạy cảm của một người đến từ Nam bán cầu, ít bị những thảm kịch lớn mà châu Âu đã trải qua trong thế kỷ XX in dấu hơn so với các vị tiền nhiệm gần đây. Theo nghĩa này, có thể nói rằng ngài đã góp phần “phi tập trung hoá” và do đó làm cho sứ điệp của Công đồng Vatican II trở nên phổ quát hơn, bởi dù muốn hay không, đó vẫn là một Công đồng vẫn còn rất châu Âu.

Những trở ngại chính mà Đức Thánh Cha đã gặp phải trong việc thực hiện các định hướng của Công đồng là gì?

Theo tôi, gồm có hai loại trở ngại. Thứ nhất liên quan đến bản chất của các giáo huấn của Công đồng, vốn là kết quả của những thỏa hiệp, và vì vậy có thể dẫn đến những cách diễn giải khác nhau, khiến cho việc áp dụng đôi khi gây ra những hiểu lầm và phản kháng. Thứ hai có thể được quy vào cái mà người ta có thể gọi là “sức mạnh của sự trì truệ” của sự cai quản, cụ thể là Giáo triều Rôma, vốn ít quen với những biến động và đã không được Đức Thánh Cha Phanxicô ưu ái. Mặt khác, tính cách mạnh mẽ của ngài cũng không phải lúc nào cũng thuận lợi cho việc cải cách.

Ngày nay, khuôn mặt của Giáo hội mà Đức Thánh Cha Phanxicô để lại là gì? Loan báo Tin Mừng đã bước vào một kỷ nguyên mới chưa?

Thật khó để trả lời câu hỏi này. Chỉ có tương lai mới có thể trả lời. Chắc chắn rằng triều Giáo hoàng của ngài sẽ đánh dấu một bước ngoặt trong lịch sử hai ngàn năm của giáo hoàng. Trong tinh thần của Công đồng và theo dấu chân của việc từ nhiệm của vị tiền nhiệm, ngài đã cắt đứt một cách dứt khoát với quan niệm “thánh thiêng” về quyền bính Phêrô kế thừa từ Thời Trung Cổ. Với phong cách đơn giản và trực tiếp, cùng khả năng sử dụng ngôn từ linh hoạt, ngài đã tìm ra một cách diễn đạt hiệu quả, phù hợp với thế giới “kết nối” ngày nay. Triều Giáo hoàng của ngài đã biết nắm bắt tầm vóc của cuộc “cách mạng văn hoá” chưa từng có, mà sự xuất hiện của kỷ nguyên kỹ thuật số và những mối đe doạ “phi nhân hoá” do sự thống trị đang được báo trước của trí tuệ nhân tạo.


Vatican News
Ghi lại phản hồi, xin nhấn vào »  Nhập ý kiến của bạn:
Ý kiến - nhận xét của bạn về bài:

ĐTC Phanxicô, người con của Công đồng Vatican II

Tên:
Email:
Ý kiến - nhận xét - Comments:

  (hoặc nhấn phím ESC hoặc nhấn vào khung nền)

Chưa có ý kiến   Pending (3)
TIN - BÀI KHÁC   497 tin bài trong CHUYÊN ĐỀ » Đất nước - Con người
  Đức Giáo hoàng và bức ảnh Đức Mẹ Salus Populi Romani, tình yêu của người con dành cho Mẹ | Isabella Piro
  ROGITO - Bản tóm tắt tiểu sử của Đức Thánh Cha Phanxicô được đặt trong linh cữu | Vatican News
  Đức Thánh Cha Phanxicô và bức hoạ còn dang dở | Phượng Hoàng, SJ
  Ân sủng Phục Sinh, một sự trở về Thiên đàng trong sự quan phòng của Thiên Chúa | Vatican News
  Đức Giáo hoàng Phanxicô: Chứng tá về ơn gọi làm người | Khắc Bá SJ
  6 năm cuối triều đại Giáo hoàng Phanxicô: Người lữ hành cao tuổi mang những lo âu của thế giới | Vatican News
  Ngôi mộ của ĐTC Phanxicô nói lên cuộc đời ngài | Vatican News
  Sơ Geneviève Jeanningros, bạn của ĐTC Phanxicô, thương tiếc ngài | Vatican News
  Đức Thánh Cha Phanxicô “Giáo hoàng của hoà bình, cho hoà bình” | Vatican News
  6 năm đầu Triều đại Giáo hoàng Phanxicô: Triều đại của lòng thương xót | Hồng Thuỷ
  Những hoạt động cuối cùng của Đức Thánh Cha Phanxicô | Vatican News
  Đức Thánh Cha Phanxicô “Giáo hoàng của lòng thương xót” | Andrea Tornielli
  Một đan sĩ truyền giáo tại Việt Nam sẽ được phong thánh | Cao Nguyên
  Tại Việt Nam, có nhiều bạn trẻ muốn phục vụ giáo hội | Cao Nguyên
  Hiệu thuốc Vatican có dòng nước hoa kinh thánh riêng | Mi Trầm
  Chú hề Marco Rodari mang lại nụ cười cho các trẻ em bất hạnh | Vatican News
  ĐTC gửi thư chia buồn trong lễ an táng bé Indi Gregory | Vatican News
  Bé Indi Gregory qua đời sau khi bị rút máy thở. ĐTC Phanxicô cầu nguyện cho bé và cha mẹ của em | Hồng Thuỷ
  Mẹ của một con tin bị Hamas bắt cóc cảm ơn nỗ lực của ĐTC giúp đưa họ về nhà | Vatican News
  Sách mới về cuộc đời của Đức Thánh Cha Phanxicô | Vatican News
Tìm kiếm trong phần Tin - Bài này
 [Tìm tên bài, tên tác giả, nội dung...]
Ngày 30 tháng 3 năm Ất Tỵ
Ý CẦU NGUYỆN THÁNG 4-2025
Cầu cho việc sử dụng các công nghệ mới.
Chúng ta hãy cầu nguyện rằng việc sử dụng các công nghệ mới sẽ không thay thế các mối quan hệ giữa con người, sẽ tôn trọng phẩm giá của con người và sẽ giúp chúng ta đối mặt với các cuộc khủng hoảng của thời đại chúng ta.
SUY NIỆM TIN MỪNG

Phim - Nhạc - Suy niệm
Xem chuyên mục Media Online
Từ Điển Online:     

Truyền Tin

Email: tt.march25@gmail.com

Website: truyen-tin.net

Online since: May 2010

Tìm kiếm nội dung
(Gõ từ khóa vào vào khung dưới đây)
Tìm kiếm trong Google
Nhấn vào >> Google Search

Liên hệ

Đặt làm trang chủ

@