Giá như chúng ta ngừng cố gắng để cảm nhận hạnh phúc, chúng ta có thể có được thời gian tốt đẹp.

Edith Wharton (1862-1937)
Truyen-tin.net - Sơ lược dữ kiện:

  • ♥ Tiểu sử Các Thánh: 272
  • ♥ Các Bài đọc thánh lễ: 772
  • ♥ Văn hoá, nghệ thuật: 1154
  • ♥ Tin tức, chuyên đề... 15093
  • ♥ Thư viện hình ảnh: 6916
  • ♥ Suy niệm Lới Chúa: 784
  • ♥ Video: 2269
  • ♥ Tài liệu tham khảo: 780

... cùng những sưu tập khác.
tt
Laudetur Jesus Christus - Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô NewsFeed
-
PHỤNG VỤ
Back TRỞ LẠI (Cập nhật: 08/02/2012 12:00:00 SA)
A  A  A
Khi tôi không còn là tôi!
Ảnh minh hoạ

Khi tôi không còn là tôi!

Một cậu bé đang đi trên lề đường bỗng dừng lại, ngửa mặt lên trời. Có vị giáo sư đi tới, thấy thế cũng ngạc nhiên dừng lại, ngước mắt nhìn theo. Rồi một bà đứng tuổi đi ngang qua cũng làm y như vậy; một người, rồi một người nữa… Lúc cậu bé cúi xuống, quay qua quay lại, ngạc nhiên khi thấy cả chục người đứng chung quanh mình mà ngửa mặt nhìn trời. Cậu thành thực hỏi: Ủa! Các ông các bà cũng bị chảy máu cam như cháu sao?.

Câu chuyện vui đã nói lên phần nào cái gọi là hội chứng "đám đông". Chúng ta thật dễ bắt chước, dễ nghe theo, dễ nói theo đám đông… Cứ đám đông là "có lý", là "đủ mạnh" để thuyết phục, để đè bẹp. Chúng ta dễ dãi nhưng đám đông cũng dễ dãi, dễ bị kích động, dẫn dắt. Cách đây hơn 2000 năm, đã có một đám đông reo hò đón Vua Giêsu vào thành Giêrusalem, rồi cũng chính đám đông cuồng nhiệt này đòi đóng đinh Ngài vài ngày sau đó. Sức mạnh của đám đông thật đáng sợ, nhất là khi nó trở thành mù quáng. Và đáng sợ hơn nữa khi chúng ta không tự chủ được mà bị cuốn theo, bị chi phối. Vì sợ người ta nhìn, người ta nói, con người bị "vong thân". Nói theo ngôn ngữ của triết gia Heidegger (Đức): Con người trở thành "nô lệ" cho "đế quốc người ta" (L'Empire "On"), họ đeo "mặt nạ", đánh mất bản thân mình.

Phần chúng ta hôm nay, liệu bạn có dám thành thật với chính mình cho dù có làm người khác thất vọng không? Bạn có dám bảo vệ chân lý cho dù có phải "đi ngược chiều" với cả một đám đông vô lý không? Đây không phải là vấn đề sống lập dị hay là chơi trội cho bằng sống đúng phẩm cách con người giữa đám đông và cho đám đông. Ở đây, tôi tìm lại thái độ điềm tĩnh của Đức Vua Giêsu. Ngài yêu đám đông nhưng không lệ thuộc đám đông, bình thản tiến bước giữa những lời hoan hô cũng như đả đảo để sống yêu thương đến tận cùng, để hận thù và sự dữ bị đánh bại, cho dù chúng có đông đến đâu và mạnh đến đâu. Tuy nhiên, với chúng ta, việc sống yêu thương và thành thực quả không dễ dàng, vì con người vốn có khuynh hướng nghiêng theo những gì dễ dãi, bề ngoài, hùa theo người khác, hơn là đi vào nội tâm, sống trung thực với chính mình, có lập trường nhất định.

Suy nghĩ về nhân cách làm người, tôi nhận ra có những căn bệnh đã thấm nhiễm khá nhiều độc tố trong xã hội. Tuy nó không như dạng ung nhọt huỷ hoại thân thể, nhưng làm cho mất sức đề kháng khiến người ta không còn nhận ra chính mình nữa.

BỆNH ‘ĐÁM ĐÔNG’

Thường thì chuyện sống theo đám đông và đánh mất mình, được khởi đầu từ những điều rất nhỏ: thấy một việc không ổn mà chúng ta cũng cứ làm với những lý luận như: "Thôi thì vì nể mặt", "chỉ làm lần này nữa thôi", "ai cũng làm vậy cả mà"… làm chúng ta ngày càng lún sâu hơn, lương tâm càng lúc càng bớt dằn vặt hơn! Rồi sự sợ hãi vì đã làm sai, vì sợ đám đông, làm cho đám đông ngày càng trở nên đáng sợ, chi phối cuộc sống, biến chúng ta thành những người làm việc vô tâm, vô trách nhiệm, làm dở mà nói hay, mánh mung kiếm lợi, a dua để được yên thân… Nếu lỡ ra có bị đánh giá hay phải tự trách thì cũng nhận tội cách tổng quát như: thiếu ý thức chung, hiểu biết giới hạn, suy nghĩ chưa tới… Rồi quay ra đổ lỗi cho hoàn cảnh, cho đám đông: "Đây là lỗi của người khác… Tại kỷ luật tập thể chưa chặt chẽ…". Làm như mình vô tội, hoàn toàn không có chút trách nhiệm nào. Đó phải chăng là điều xã hội mong đợi nơi bạn và tôi?

Không! Cho dù xã hội có "xuống dốc" đến đâu cũng vẫn mong có những con người tốt đẹp như bạn, dám xây dựng cuộc đời. Những người dám tự mình suy nghĩ chứ không nghĩ theo đám đông đôi khi cuồng tín, họ dám nhìn nhận những giá trị chân thực nơi con người và công việc, việc nào cần làm trước, người nào cần tin tưởng, lúc nào cần lên tiếng, cho dù là những tiếng đơn độc trong sa mạc không được vỗ tay. Rồi còn phải nghe và phải "không nghe" những lời đầy thành kiến của dư luận để biết đúng sai, để đi đến tận căn nguyên "tại sao" mà giải quyết sự việc thật đúng đắn và hợp lý.

Bạn phải thật sự tin tưởng vào mình, không như một người tự tôn, nhưng như một người bản lĩnh, dứt khoát không do dự, dám lựa chọn, dám sống và thực hiện những lựa chọn của mình. Bạn sẽ không đánh giá một người khác chỉ đơn thuần vì nghe đám đông đánh giá; bạn thà bị những hiểu lầm và tiếng xấu hơn là phản bội con người thực, đầy phẩm cách sáng ngời của mình. Hãy nhớ rằng: xấu hay tốt không chỉ do người ta nhận xét, hãy tự hỏi lòng mình là xấu hay tốt khi nói một lời, khi làm một việc gì cho người khác. Đó mới là con người chân chính, không bị ảnh hưởng bởi tiếng khen chê của "đám đông".

Người ta thường nói đùa: dư luận nhiều khi là mớ "luận dư", chắc bạn nhớ chuyện hai cha con ông lão dắt lừa ra chợ bán. Có người thấy thế bĩu môi: "Có lừa mà không chịu cưỡi, thật là khờ khạo". Ông lão nghe vậy liền đặt đứa con lên lưng lừa. Đi một đoạn, gặp một bà lão chê bai: "Thằng con khoẻ mạnh thế kia mà lại để ông bố già nua đi bộ, thật bất hiếu". Ông lão bèn bảo con xuống cho mình ngồi, lại có anh nông dân thấy và nói: "Lão già không biết xấu hổ, ngồi vênh mặt trên lưng lừa, bắt thằng con tội nghiệp đi bộ". Ông lão bèn nghĩ ra cách vẹn toàn: cho thằng con cùng ngồi với mình trên lưng lừa. Gần đến chợ, lại có đám người chỉ trích: "Hai cha con lão này thật ác độc, con lừa gầy yếu thế kia mà phải chở nặng, muốn để nó chết bẹp à?" Ông lão thở dài nói với con: "Ở sao cho vừa lòng người, thôi cha con mình dắt lừa đi bộ vậy".

Nếu là bạn, bạn nghĩ sao?

Dĩ nhiên, có nhiều lúc đám đông cũng có lý, khiến chúng ta phải tôn trọng lời nói của đa số và dẹp bỏ sự chủ quan của mình mà trung thực nhận định sự việc. Và khi đã phân rõ phải trái với lương tâm trong sáng, bạn hãy can đảm thực thi những giá trị nhân bản, hãy làm cho con người được tôn trọng và nâng cao, bạn sẽ là người đầy đạo đức trong xã hội tươi thắm tình người.

Và để dám nghĩ, dám nói, dám tin, dám làm; bạn hãy cố gắng thoát khỏi ảnh hưởng "một chiều" của đám đông, chúng ta không coi thường nhưng cũng đừng quá coi trọng đến độ sợ dư luận. Khi bạn làm một việc gì mà không vì sợ lời chỉ trích hay vì cần lời khen tặng của đám đông, họ lại kính nể bạn, vì bạn không là nô lệ mà sống như một người tự do, có thể đem sức mình xây dựng những gì tốt đẹp nhất cho cuộc sống con người .

BỆNH ‘SỜ VOI’

Ngược với nhưng người bị chi phối bởi hội chứng đám đông: nghe theo, nói theo, làm theo đám đông; lại có những người chỉ tin vào mình, sống theo ý mình, cho mình luôn luôn đúng. Họ như mắc bệnh "sờ voi" của những anh thầy bói mù năm xưa: nghĩ con voi là cái quạt (khi sờ tai), là cái cột nhà (khi sờ chân), là cái ống nước (khi sờ vòi), là cái chổi cùn (khi sờ đuôi ); rồi múa gậy huênh hoang: con voi là như thế! "sự thật" là… như thế!

Trong cuộc đời, mỗi người có quyền suy nghĩ và hành động bằng trí óc và con tim của mình. Nhưng trước bao vấn đề của con người và xã hội, chúng ta không phải lúc nào cũng luôn khách quan, cộng thêm sự hiểu biết hữu hạn và lòng tự ái nếu có, chúng ta dễ đi vào mê lộ (labirynthe) sai lầm mà vẫn cứ tưởng mình là đúng. Từ đó dẫn tới thái độ coi thường người khác, tự cao tự đại, độc hành độc đoán, làm đổ vỡ tương quan, gây thiệt hại cho anh em và cho chính bản thân mình. Con người thật bé nhỏ khi đứng trước chân lý và không bao giờ nắm trọn, hiểu trọn chân lý. Biết đâu chúng ta như những người "sờ voi", mỗi người chỉ thấy một phần mà lại tưởng là cái toàn thể? Vì thế, không nhất thiết là tôi đúng thì bạn phải sai, biết đâu chừng cả hai chúng ta cùng đúng? Mỗi người, ở một góc nhìn khác nhau, với những suy nghĩ khác nhau, đã thấy những khía cạnh khác nhau của vấn đề. Trong cuộc sống, chúng ta có quyền bảo vệ ý kiến của mình, nhưng cũng phải tôn trọng ý kiến của người khác; với quan niệm này, bạn sẽ nhìn và đánh giá sự việc lẫn con người với thái độ khoan dung và công bằng hơn. Một vết mực lem trên tờ giấy trắng ư? Chúng ta vẫn còn khoảng trống để viết những câu văn tuyệt diệu hoặc vẽ những bức tranh xuất sắc cho đời. Một sai lầm, một khuyết điểm của người mình không thích ư? Bên cạnh đó còn bao ưu điểm mà tôi đã thấy qua và còn chưa thấy hết, có thể biến anh ta thành bạn tốt của tôi. Đừng buồn khi thấy hoa hồng có gai, mà hãy vui khi thấy giữa những cái gai còn có đoá hồng xinh đẹp. Hãy tin rằng bên trên đám mây đen còn có ánh mặt trời. Hãy khiêm tốn tự hỏi mình: trước sự hiểu biết mênh mông được tích tụ qua bao đời của nhân loại, chúng ta biết được bao nhiêu? Rồi liệu những điều chúng ta biết có hoàn toàn chính xác không? Biết rằng mình "không biết", đó là nền tảng của tri thức đấy bạn ạ! (Điều tôi biết nhiều nhất là ‘không biết gì’).

Trở lại với những người "sờ voi", có lẽ họ sẽ biết được con voi khi ngồi lại vui vẻ bàn tán với nhau, hơn là chủ quan tin tưởng vào mình rồi hung hăng tranh cãi. Trong mọi chuyện, hãy tự đặt mình vào vị trí người khác và nói bằng ngôn ngữ của họ; có lẽ chúng ta sẽ hiểu nhau và dễ giải quyết vấn đề hơn là lúc nói bằng ngôn ngữ chủ quan, đầy định kiến của mình.

Còn nếu nhỡ ra bạn là người sai lầm? Hãy mau chân thành nhận lỗi. Chúng ta đừng tưởng những người nhận lỗi là yếu hèn, nhu nhược; chỉ những người mạnh mới dám nhận mình sai, còn kẻ yếu thì phủi tay tránh né hoặc đổ lỗi cho người khác lâu rồi. Một danh nhân xưa đã nói: "Ở đời đừng sợ sai, chỉ sợ mình không biết sai mà sửa", có như vậy bạn mới tiến xa, nhờ những khiếm khuyết ta mới nên hoàn hảo, nhờ những sai lầm ta mới có can đảm trở thành người trung thực.

Người trẻ tuổi thường là những người cởi mở, nhưng thật không dễ khi phải nhận những sai lầm của mình, điều này đòi hỏi nhiều can đảm và khiêm tốn. Và khi những người khác thấy được hai đức tính quý báu này nơi bạn, họ sẽ dễ dàng nói với bạn: đâu là điều sai phải tránh, đâu là việc đúng để làm. Có thể bạn sẽ bị "quê" một lúc nhưng lại được kính trọng về sau, còn hơn là bị "mất mặt lâu dài", nhờ đó bạn sẽ trở thành người đúng đắn, sống hợp lý hơn. Còn về dư luận, chúng ta không bị bó buộc phải theo ý kiến của mọi người, nhưng hãy cố gắng lắng nghe từ mọi phía, nhất là những lời phê bình khách quan, xây dựng, rồi phân biệt đúng sai mà hành động. Cuộc sống sẽ tạo cơ hội cho những người biết lắng nghe, đừng bỏ lỡ dịp may để hiểu biết thêm về cuộc sống, về người khác, về chính bản thân mình nhờ tiếng nói dư luận. Dư luận có lúc mù quáng nhưng cũng có lúc sáng suốt, có những lời chê đúng và cũng có những tiếng khen sai; điều cần thiết là phải để tai nghe với tâm hồn trong sáng và trí óc minh mẫn. Nếu cứ bất chấp cái nhìn của người khác mà lúc nào cũng chỉ tin vào mình, biết đâu chúng ta lại là những "kẻ mù sờ voi", là những kẻ kiêu hãnh đáng thương giữa cuộc đời.

Trong màn đêm hay giữa thanh thiên bạch nhật, con người sống có lập trường đồng thời tôn trọng người khác, sẽ luôn luôn là những người sáng suốt, trung thực, tạo dựng cho mình và cho đời một lẽ sống với ý nghĩa trọn vẹn đích thực của kiếp người.

jtrinhan

 

Ghi lại phản hồi, xin nhấn vào »  Nhập ý kiến của bạn:
Ý kiến - nhận xét của bạn về bài:

Khi tôi không còn là tôi!

Tên:
Email:
Ý kiến - nhận xét - Comments:

  (hoặc nhấn phím ESC hoặc nhấn vào khung nền)

Chưa có ý kiến   Pending (3)
TIN - BÀI KHÁC   190 tin bài trong PHỤNG VỤ
  Lịch Phụng vụ tháng 3-2014 | Lm. Anphong Trần Đức Phương
  Lịch Phụng vụ tháng 1-2014 | Lm. Anphong Trần Đức Phương
  Lịch Phụng vụ tháng 11-2013 | Lm. An Phong Trần Đức Phương
  Lịch Phụng vụ tháng 10-2013 | Lm. Anphong Trần Đức Phương
  Lịch Phụng vụ tháng 9-2013 | Lm. Anphong Trần Đức Phương
  Lịch Phụng vụ tháng 8-2013 | Lm. Anphong Trần Đức Phương
  Lịch Phụng vụ tháng 7-2013 | Lm. Anphong Trần Đức Phương
  Lịch Phụng vụ tháng 6-2013 | Lm. Anphong Trần Đức Phương
  Lịch Phụng vụ tháng 5-2013 | Lm. Anphong Trần Đức Phương
  Lịch Phụng vụ tháng 4-2013 | Lm. Aphong Trần Đức Phương
  Có đọc tên Giám mục danh dự (emeritus, nghỉ hưu) trong Kinh nguyện Thánh Thể không? | Nguyễn Trọng Đa
  Lịch Phụng vụ tháng 3-2013 | Lm. Anphong Trần Đức Phương
  Lịch Phụng vụ tháng 2-2013 | Lm. Anphong Trần Đức Phương
  Lịch Phụng vụ tháng 1-2013 | Lm. Anphong Trần Đức Phương
  Lịch Phụng vụ tháng 12-2012 | Lm. Anphong Trần Đức Phương
  Lịch Phụng vụ tháng 11-2012 | Lm. Anphong Trần Đức Phương
  Lịch Phụng vụ tháng 10-2012 | Lm. Anphong Trần Đức Phương
  Hôn khi chúc bình an | Cao Nguyên
  Lịch Phụng vụ tháng 9-2012 | Lm. Anphong Trần Đức Phương
  Các lễ cử hành cuộc đời Đức Mẹ | Linh Tiến Khải
Tìm kiếm trong phần Tin - Bài này
 [Tìm tên bài, tên tác giả, nội dung...]
Ý CẦU NGUYỆN THÁNG 4-2024
Cầu nguyện cho vai trò của những người nữ
Chúng ta hãy cầu nguyện để phẩm giá và sự phong phú của những người nữ được nhận biết trong tất cả các nền văn hoá, để không còn sự phân biệt đối xử mà họ là những nạn nhân ở nhiều nơi trên thế giới.
For the dignity of women
During April, Catholics are asked to pray that “the dignity and worth of women be recognized in every culture.” The prayer intention includes praying for an end to the discrimination many women face in different parts of the world.
SUY NIỆM TIN MỪNG

Phim - Nhạc - Suy niệm
Xem chuyên mục Media Online
Từ Điển Online:     

Truyền Tin

Email: tt.march25@gmail.com

Website: truyen-tin.net

Online since: May 2010

Tìm kiếm nội dung
(Gõ từ khóa vào vào khung dưới đây)
Tìm kiếm trong Google
Nhấn vào >> Google Search

Liên hệ

Đặt làm trang chủ

@