Hạnh phúc mà bạn nhận được tỷ lệ thuận với yêu thương bạn cho đi.

Oprah Winfrey
Truyen-tin.net - Sơ lược dữ kiện:

  • ♥ Tiểu sử Các Thánh: 272
  • ♥ Các Bài đọc thánh lễ: 772
  • ♥ Văn hoá, nghệ thuật: 1154
  • ♥ Tin tức, chuyên đề... 15067
  • ♥ Thư viện hình ảnh: 6916
  • ♥ Suy niệm Lới Chúa: 784
  • ♥ Video: 2269
  • ♥ Tài liệu tham khảo: 780

... cùng những sưu tập khác.
tt
Laudetur Jesus Christus - Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô NewsFeed
-
CHUYÊN ĐỀ » Chuyên Đề Khác
Back TRỞ LẠI (Cập nhật: 26/09/2018 2:12:06 CH)
A  A  A
Đâu rồi VĂN HOÁ ĐỌC: Ý kiến xây dựng của một Nghĩa Sinh
Khi mỗi cá nhân trong xã hội có thói quen đọc, sở thích đọc, và kỹ năng đọc sẽ mang lại thành quả tốt đẹp cho một xã hội ĐỌC để học hỏi suốt đời và cho một xã hội VIẾT để chia sẻ lành mạnh trong tương quan lâu dài với gia đình, bạn bè và mọi thành phần trong cộng đồng nhân loại.

-----------------------





VĂN HOÁ ĐỌC LÀ GÌ?

Văn hoá đọc là ứng xử đọc, giá trị đọc và chuẩn mực đọc của mỗi cá nhân. Muốn phát triển nền văn hoá đọc phải phát triển ứng xử, giá trị và chuẩn mực đọc lành mạnh | viết lành mạnh của mỗi thành viên trong xã hội.


VĂN HOÁ ĐỌC NGÀY NAY

Dạo gần đây trên các trang báo mạng hoặc trên FB xuất hiện nhiều bài viết tương phản nhau. Một bên bàn về cải cách tiếng Việt, công nghệ giáo dục của hai vị GS-TS; một bên bắt được đường dây sex tour của cô Á hậu, MC nổi tiếng làm ở Đài Truyền hình HTV, và nhiều bài viết khác có nội dung tương tự. Nhưng điều đáng buồn sau các bài viết chia sẻ trên FB là những bình luận đầy ác ý với lời lẽ nặng nề công kích xúc phạm người khác.

Người có nhân văn hành xử văn minh, lịch sự, tử tế với mọi người. Họ không làm “anh hùng bàn phím” phán xét người khác theo chủ quan của mình. Hình như trên mạng xã hội ngày nay hay có tâm lý “bầy đàn” – cứ một người “ném đá” là hùa theo “xây tường” một cách tiêu cực có tính cách bôi nhọ nhiều hơn là để bổ sung và xây dựng.

Chúng ta có quyền nghe, đọc và để lại bình luận góp ý trên tinh thần xây dựng nhưng chúng ta không có quyền nhân danh “thượng đế” để phán xét, thoá mạ, xúc phạm người khác bằng những ngôn từ khiếm nhã có tính mạt sát, miệt thị đối người khác.

Hiến chương Liên Hiệp Quốc và hiến pháp của các quốc gia văn minh tiền tiến trên thế giới đều đề cao giá trị của con người và quyền hạn của mỗi người như quyền sống khỏe mạnh và hạnh phúc; quyền chọn nghề nghiệp hợp khả năng và sở thích; quyền có đời sống riêng tư (right to private life | freedom of privacy); quyền bình đẳng trước pháp luật – một người được coi là không có tội khi chưa có bản án xác định phạm tội.

QUYỀN HẠN VÀ GIỚI HẠN


Quyền hạn (rights) nào cũng có giới hạn (limits). Thí dụ như quyền tự do diễn tả tư tưởng của mình (freedom of expression):

     1. Với tư cách cá nhân, bạn có quyền tự do diễn tả tư tưởng của mình (như trên FaceBook của Nguyễn Văn Anh hay trên FaceBook của Lê Thị Em) miễn là sự phát biểu của mình lành mạnh, xây dựng và trung thực.

     2. Với tư cách đoàn thể, bạn có quyền tự do diễn tả tư tưởng nếu bạn được đoàn thể đó uỷ quyền cho bạn phát biểu về một vấn đề nào đó (như trên trang FaceBook của Hội Chữ Thập Đỏ hay trên trang FaceBook của Nhóm CNS chẳng hạn). Nếu bạn không được uỷ quyền, bạn chỉ viết với ý kiến cá nhân về một vấn đề gì đó mà bạn lại dùng trang FaceBook của Hội Chữ Thập Đỏ hay trên trang FaceBook của Nhóm CNS chẳng hạn thì việc làm của bạn không đúng – vì bạn đã vượt quá giới hạn của mình.


VĂN HOÁ ĐỌC NGÀY MAI

Hướng về tương lai, chúng ta cần cổ vũ và phát triển thói quen đọc | viết suốt cuộc đời cho mỗi người. Tập quán tốt đẹp này cần được bắt đầu từ tuổi ấu thơ, trước khi trẻ bé cắp sách đến trường. Trong suốt quá trình học tập tại trường – từ lớp mầm đến hết đại học, mỗi cá nhân cần phát triển kỹ năng đọc | viết và yêu thích việc đọc | viết của mình để phát huy sở trường, hạn chế sở đoản và luỹ thừa những giá trị và niềm hạnh phúc trong cuộc đời.


Khi mỗi cá nhân trong xã hội có thói quen đọc, sở thích đọc, và kỹ năng đọc sẽ mang lại thành quả tốt đẹp cho một xã hội ĐỌC để học hỏi suốt đời và cho một xã hội VIẾT để chia sẻ lành mạnh trong tương quan lâu dài với gia đình, bạn bè và mọi thành phần trong cộng đồng nhân loại.


NS Trần Thị Thu Vân

Nguồn: nghiasinh.org

Ghi lại phản hồi, xin nhấn vào »  Nhập ý kiến của bạn:
Ý kiến - nhận xét của bạn về bài:

Đâu rồi VĂN HOÁ ĐỌC: Ý kiến xây dựng của một Nghĩa Sinh

Tên:
Email:
Ý kiến - nhận xét - Comments:

  (hoặc nhấn phím ESC hoặc nhấn vào khung nền)

Chưa có ý kiến   Pending (3)
TIN - BÀI KHÁC   674 tin bài trong CHUYÊN ĐỀ » Chuyên Đề Khác
  Trái tim mục tử không bao giờ đóng cửa | Vatican News
  Phỏng vấn Cha Paolo Benanti, thành viên Uỷ ban LHQ về Trí tuệ Nhân tạo | Vatican News
  Giáo huấn của các Giáo hoàng về việc bảo vệ ngôi nhà chung: Từ Phaolô VI đến Phanxicô | Marine Henriot
  Tại sao Đức Gioan Phaolô II khôi phục Thánh Catarina vào Lịch Phụng vụ | Cao Nguyên
  Những “tiêu chí” để phân định những cuộc hiện ra của Đức Mẹ là thật hay giả | Hồng Thuỷ
  Cô gái liên tục gặp may mắn nhờ món quà vô giá từ mẹ | Thư Hoà
  Sức mạnh đáng kinh ngạc của một Kinh Kính Mừng | Joseph Pronechen
  Lo lắng về con cái của bạn? Hãy cầu xin sự bảo vệ của Thánh Giuse | Mi Trầm
  Năm Thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu vừa khai mạc | Mi Trầm
  Có chỗ ở quán trọ cho Chúa Hài Đồng trong thời đại của chúng ta không? | Theresa Civantos
  Câu chuyện cảm động về cậu bé mồ côi dựng cảnh Chúa Giáng Sinh với 2 em bé trong nôi | Mi Trầm
  12 lần chúng ta cùng cười với Đức Thánh Cha Phanxicô năm 2022 | Cao Nguyên
  Ngôi nhà Thánh của Đức Maria ở Nazareth lại kết thúc ở Loreto, Ý thế nào? | Courtney Mares
  Tại sao ngón tay thứ tư của chúng ta là "ngón đeo nhẫn"? | Adriana Bello
  Biến những phán xét, chỉ trích thành chuyện đùa | Nguyễn Thị Bích Ngà
  Chúa Giêsu hiện diện trong Bí tích Thánh Thể bao lâu sau khi chúng ta rước lễ? | Cao Nguyên
  Việc Giáo hoàng thánh hiến Nga và Ukraine là một hành động tối thượng về sự tin cậy vào Đức Mẹ | Cao Nguyên
  Ngũ phúc lâm môn | Bình An
  Bánh chưng và mùa Tết thơm hồn Việt | Nhật Minh
  Vật dụng mà Chúa Giêsu có thể có trong nhà: Bạn có chúng không? | TT
Tìm kiếm trong phần Tin - Bài này
 [Tìm tên bài, tên tác giả, nội dung...]
Ý CẦU NGUYỆN THÁNG 3-2024
Cầu nguyện cho những vị tử đạo mới
Chúng ta hãy cầu nguyện để những ai có nguy cơ phải mất mạng sống vì Tin Mừng tại các nơi khác nhau trên thế giới, làm giàu cho Giáo Hội bởi lòng dũng cảm và sự nhiệt thành truyền giáo của họ.
For new martyrs
Pope Francis urges the faithful to pray during March for “those who risk their lives for the Gospel in various parts of the world.”
Phim - Nhạc - Suy niệm
Xem chuyên mục Media Online
Từ Điển Online:     

Truyền Tin

Email: tt.march25@gmail.com

Website: truyen-tin.net

Online since: May 2010

Tìm kiếm nội dung
(Gõ từ khóa vào vào khung dưới đây)
Tìm kiếm trong Google
Nhấn vào >> Google Search

Liên hệ

Đặt làm trang chủ

@