Print  
Lịch sử và Tinh thần Nhóm Mân Côi (5)
Bản tin ngày: 29/09/2011   Website: Truyền bá Tin Tức Công Giáo

Lịch sử và Tinh thần Nhóm Mân Côi

Bài 5: Công Bố Tin Mừng Cho Người Nghèo

Hugues Rovarino, OP

1. Một chọn lựa cơ bản

Mối quan tâm ưu tiên đối với người nghèo có nguồn gốc của các Nhóm Kinh Mân Côi. Sự lựa chọn ưu tiên này thường xuyên được xem xét lại. Ví dụ, trong một mục báo “Cahiers Marials” năm 1962, người ta có thể đọc:

“Giải pháp mà chúng tôi đề nghị dựa trên sự lựa chọn căn bản: để đặt Kinh Mân Côi vào tay của tất cả mọi người, điều tốt hơn là trước hết phải xét đến việc đặt Kinh Mân Côi vào tay của những người có nhu cầu nhất về Kinh Mân Côi, hoặc vì họ không cầu nguyện và Kinh Mân Côi Sống mang lại cho họ một cái tối thiểu có sức sống trong lĩnh vực này, hoặc là vì làm việc vất vả nên họ không thể dành nhiều thời gian để lần chuỗi.

Đó là cách trả lời cho lời khuyên Phúc Âm sâu xa, cho một bí mật chắc chắn chứa đựng trong Kinh Mân Côi, và Kinh Mân Côi trao tặng cho tất cả những ai muốn trở thành những con người hành động trong Vương Quốc của Thiên Chúa. Đó là cách đi đến với những người nghèo khổ nhất, với những người ốm yếu nhất và những người cô đơn nhất. Nếu Kinh Mân Côi là kho tàng mà Giáo Hội nói, thì những người hiểu biết nhất trước hết phải bắt đầu cầm trong tay mà lần chuỗi!

Chắc chắn là có một sự chọn lựa ở đó, một mệnh lệnh cấp thiết trong việc định hướng phải dành cho Kinh Mân Côi. Nhưng sự lựa chọn này, mệnh lệnh khẩn thiết này, ngay từ đầu đặt chúng ta vào giữa lòng của Giáo Hội”.

2. Đức ái của lời cầu nguyện được yêu cầu

2.1. Đức ái đề nghị điều tốt hơn cho mọi người

Vào tháng 3-1964, Cha Eyquem dạy rằng Chị Pauline Jaricot hiểu biết những điều có thể được mọi người đón nhận. Điều đó không bao gồm sự chiêm niệm, mà trái lại, vì tất cả điều đó được đức ái gợi hứng! Các Nhóm Mân Côi đều nảy sinh từ cùng cảm hứng này.

“Chị Pauline Jaricot cũng thuộc về Hội Mân Côi (được đăng ký sinh hoạt tại Giáo xứ Saint-Nirier ở Lyon) và cùng đọc Kinh Mân Côi mỗi ngày. Tuy nhiên, chị đã nhận thức được rằng sự bó buộc của Hội đoàn vượt quá khả năng của nhiều người. Và chị đã đặt họ vào đúng tầm với của chính họ...”.

Và Chị Pauline phó thác: “Vào năm 1826, nhìn chung là đã từ lâu, sự sùng kính cao đẹp này được dành cho những người đạo đức có lời khấn hứa. (...) Từ đó dẫn đến kết quả là số những người cam kết thì quá hạn chế trong các giáo xứ và nó chỉ còn là một lối thực hành bất bình thường trong thế giới... Điều quan trọng và điều khó khăn nhất là phải làm sao để đưa Kinh Mân Côi đến với đám đông dân chúng. Những khó khăn này, tôi dám nói là không thể vượt qua nổi và phải chiến thắng bằng mọi giá và phải ôm ấp nuôi dưỡng Kinh Mân Côi Sống. Kinh Mân Côi Sống đối với các Kitô hữu sẽ sinh hoa kết trái rất dồi dào...”.

2.2. Theo mối phúc của người nghèo

Trong “Le Rosaire dans la Pastorale” số ra tháng 1-1971, Cha Eyquem có đề cập trước tiên đến mối phúc thật của những người nghèo:

“Có thể tôi nhầm, nhưng tôi tin tưởng mạnh mẽ rằng các Nhóm Mân Côi được sinh ra từ một nhận thức chắc chắn về mối phúc thật của những người nghèo, từ một đức tin vững chắc trong lời chúc phúc của Thiên Chúa dành cho những người nghèo.

Người nghèo là người không ai nghĩ đến, ngoài Chúa Kitô ra, bởi vì họ không có gì hết cả. Họ không có gì để mang vác cả. Họ không làm cho ai vui cả. Chính những người được kể là bị bỏ rơi này trở nên cao quý dưới con mắt của Thiên Chúa. Tôi nghĩ rằng những người cô đơn có đôi mắt sáng sủa do ánh sáng từ trên chiếu soi cũng có thể biện phân được điều đó. Từ niềm xác tín này đưa đến một thái độ đối lập với toàn bộ hệ thống chủ nghĩa phụ quyền. Người ta không làm cho người nghèo giàu lên. Chính người nghèo làm giàu cho chúng ta. (...) Bởi vì Thiên Chúa ở cùng họ”.

Vào tháng 7-1954, công bố Tin Mừng cho những người nghèo khó cũng là đặc tính đầu tiên của việc định hướng đã được canh tân của Kinh Mân Côi.

2.3. Biến đổi tình yêu thành lời cầu nguyện

Cảm hứng, dự án, ước muốn, tất cả những điều đó đều hướng về điều lợi ích hơn. Một lời cầu nguyện kiểu mẫu diễn tả sự quan tâm mang tính Phúc Âm của Đức Maria.

2.4. “Sự thăm viếng” của cuộc gặp mặt hằng tháng

Lời cầu nguyện này của Cha Eyquem nắm trọn vị trí của ngài, trong khi đó các thành viên của một nhóm cùng khách mời sẽ thực hiện cuộc gặp mặt hằng tháng. Do đó, hạn từ “nhóm” bộc lộ vẻ phong phú của nhóm. Lời cầu nguyện này có liên quan đến nhiều mầu nhiệm trong Kinh Mân Côi, đặc biệt là được chiếu sáng bởi mầu nhiệm thăm viếng của Chúa, lời mời gọi của Chúa dấn thân vào tình bác ái hiền phụ và lời ca tạ ơn Chúa của bài Magnificat của Đức Maria đang mang thai Chúa Giêsu đưa Chúa Giêsu đến nhà người bà con là Elisabeth, vợ của ông Dacaria, đang mang thai ông Gioan là vị tiền hô (x. Lc 1).

3. Đức bác ái được sáng tỏ

Ai biết được sứ vụ là gì thì cũng biết được đức ái là gì. Bởi vì từ khi các môn đệ của Chúa Kitô đón nhận Chúa Thánh Thần từ ngày lễ Ngũ Tuần, dấu chứng này hiển hiện rõ ràng trước mắt các môn đệ, luôn hi vọng lưu lại lâu hơn trong trái tim của các môn đệ!

3.1. “Đức mến thì nhẫn nhục”

Vào năm 1971, Cha Eyquem đã định rõ với những lời mở đầu khi kỷ niệm Chị Pauline Jaricot 150 tuổi:

“Vì thế, cần phải ra khỏi nhà thờ mà không cần lưỡng lự gì hết, và ra khỏi môi trường thực hành để tiến vào trong hoang địa này là nơi số người đã chịu phép rửa tội đã hoàn toàn đánh mất một ít điều họ có. Cũng cần phải chấp nhận là không đòi hỏi gì ở đám đông dân chúng này cái điều mà họ không thể mang nổi: không thực hành bí tích, không cam kết tham gia vào bất cứ hình thức sinh hoạt nào.

Không nên cho rằng một cuộc sống Kitô giáo đã được phát triển có thể vượt qua các bí tích hoặc vượt qua sự cam kết tham gia vào đời sống của Giáo Hội, nhưng điều đó phải khởi đi từ cuộc sống, từ một sức khoẻ đã được tìm thấy. Không có ích gì khi kéo lúa mì vào đám cỏ để cho nó tăng trưởng nhanh hơn. Có những sự bất kiên nhẫn làm chết người đối với sự phát triển đời sống!”

Vì thế, hãy kiên nhẫn! Đó mới là khôn ngoan...

3.2. Trình độ giáo lý thông thường, thiếu đam mê và thiếu hy vọng

Sự kiên nhẫn của đức mến cũng liên quan đến một thực tại sâu xa. Chúng ta lại tìm thấy điều đó trong những giá trị sư phạm của Phong trào (Le Rosaire dans la pastorale, 1-1971, p. 12).

a. “Các Nhóm Mân Côi giúp đỡ người giáo dân và đặc biệt là những vị đặc trách nhận thức về trình độ giáo lý của phần lớn người Kitô hữu (tức là trình độ khai tâm, và trình độ cao hơn). Nhiều người nói rằng: “Tôi tin, nhưng tôi không sống”. Những người khác thì lại sống đạo, nhưng người ta khám phá ra một cách ngạc nhiên đau đớn là họ hiểu biết nông cạn về đức tin của mình.

Chấp nhận điều này, hiểu điều này và chịu đựng điều này, chính là mang lại cho những người đặc trách niềm ước mong và những phương tiện giúp họ hiểu sâu hơn đức tin của họ, và là giúp người khác cũng làm như vậy. Lần lượt như thế, và trong khuôn khổ của một nhóm giúp làm điều đó, ‘người kitô hữu trung gian sẽ tìm lại những nguồn lực đức tin nơi Chúa Giêsu Kitô và trong Giáo Hội’.

b. “Đối với những người không thực hành Đạo, những vị đặc trách sẽ dần dần hiểu ra rằng không đề cập đến việc “cải hoá” những con người này, không đề cập đến việc “dẫn người ta tham gia nhóm”. Sự hiện diện của họ giữa các cộng đoàn cầu nguyện của chúng ta giả thuyết là phải có nhiều kiên nhẫn, đặc biệt là phải thật tế nhị khéo léo và phải có yêu thương. Phải có thời gian, cũng phải chấp nhận những thất bại mà không bao giờ được phép chán nản, buông xuôi.

Những vị hữu trách nhanh chóng hiểu ra rằng không chỉ có những người bất lực về vật chất, mà đặc biệt là nhiều trái tim thiếu vắng niềm hi vọng, tình bằng hữu, những khả năng đối thoại huynh đệ”.

Những lời này cũng không hoàn toàn đúng đối với ngày hôm nay sao? 

4. Để có một câu trả lời thoả đáng

4.1. Trả lời thẳng thắn

Mối phúc thật của những người nghèo được lưu tâm đến. Mối phúc đó bắt đầu tạo nên một suy tư cho một câu trả lời thích hợp. Tiếng vang thì rõ ràng: nói về một cái gì đó bền vững. Toàn bộ cơ cấu tổ chức mà Cha (Eyquem) quan niệm sẽ xét đến mục đích này. Và những cách trình bày dưới đây có thể cũng được ghi dấu ấn của tu sĩ P. Jaques Loew, người cùng ở nhà tập với cha, rằng cha đã được hứng khởi trong sâu thẳm trái tim mình để nối kết vì sứ vụ.

4.2. Một “cơn sốt thánh thiện” đã có từ năm 1945

“Cơn sốt thánh thiện” của cha đã xuất hiện vào năm 1945 chỉ một năm sau khi cha lãnh tác vụ linh mục:

“Sứ vụ của chúng ta được sai đến với những ai thường xuyên nhất? Hãy nói đi, hỡi những người Pháp. Chính ở nơi công cộng mà chúng ta gặp nhau trong các nhà thờ. Trong các nguyện đường, chúng ta gặp thấy ai? Những người nam và những người nữ đã có gia đình, thanh niên nam nữ ở đâu rồi? Chúng ta đừng nói với những người nam hoặc nữ đang còn ở nhà để không làm cho ai bị ép buộc. Người ta chấp nhận rằng cử toạ, mà người ta có thói quen nói chuyện với, cử toạ đó mang lại một ít nhu cầu.

Một lời khuyên thường được đưa ra cho những nhà giảng thuyết trẻ là như thế này: “đặc biệt là các bạn hãy thích nghi đi”. Nhưng thích nghi với cái gì đây? Bất kỳ nơi nào người ta đến thì người ta đều có cảm tưởng là gặp những người đã quen quá rồi! Cùng những cô gái đó, cùng những bà già đó. Trẻ em thì ở ngoài cuộc rồi. Họ không nghe... thậm chí cũng không thèm nghe cha xứ, người làm cho họ câm lặng! Vấn đề đặt ra cho nhà giảng thuyết không phải là biết có hỗ trợ cho các nhu cầu của thính giả hay không, nhưng là phải biết thính giả của mình có cần gì hay không”.

Đó chính là một sự thẳng thắn không dứt khoát!

5. Công bố Tin Mừng đòi hỏi phải có tổ chức

5.1. Lưu tâm đến người nghèo, tổ chức Kinh Mân Côi, việc thành lập một cộng đoàn

Trong hội nghị diễn ra ngày 26-4-1960, cha lập lại mối lưu tâm đến người nghèo trong mối liên hệ với Kinh Mân Côi, ngay cả khi các Nhóm Mân Côi đang đi những bước chân chập chững đầu tiên và trong bối cảnh này, tất cả mọi hình ảnh đều bao gồm:

“Nhưng người ta sẽ nói, nếu anh cũng đi đến với người thấp cổ bé miệng, thì những người khác anh để rơi họ ư?”

Còn xa điều đó lắm! Hơn bao giờ hết, họ trở thành những người cần thiết! Bởi vì, để làm cho bột dậy men, thì phải có men! Nếu đúng như thế, người dửng dưng và người thờ ơ mà người ta muốn tiếp cận, thì bổn phận tiếp cận những người này thuộc về những người nhiệt tình và đạo đức, và cần phải mời gọi những người đạo đức này dấn bước vào, cụ thể phải tiếp cận cho bằng được! Người thờ ơ, người hờ hững không hề đến nhà thờ. Người như thế sẽ không tới dự các buổi kinh chiều trong mọi trường hợp, hoặc tới vào giờ kinh chiều để nghe vị điều hành Kinh Mân Côi giảng giải cao siêu. Và buổi sáng, khi tham dự thánh lễ, điều gì người ta nghe ở tai này thì lại ra ở tai kia. Trừ trường hợp nếu nói về những người thực sự sốt sắng nhất, là người có men! Nhưng cũng cần tạo nên một môi trường thuận tiện.

Và tôi thấy hình như người ta thường không nhận thức đủ điều đó. Người ta tin với thiện chí rằng chỉ cần ít thôi, luôn luôn ít, và ít nhất lại càng tốt để có cơ hội được đi theo, thế là đủ rồi. Theo thiển ý của tôi, đó là một sự sai lầm trầm trọng. Cần phải đặt người yếu thế trong tương quan với người mạnh thế! Cần tạo nên một môi trường sống mà ở đó sự ảnh hưởng cá nhân của một số người có thể tác động lên những người khác! Và vì đề cập đến việc cầu nguyện, nên cần phải thành lập những cộng đoàn cầu nguyện. Chị Pauline Jaricot hoàn toàn đã hiểu điều đó.

5.2. Một cách thế cùng hiện diện

Khi gói gọi lời tựa của mình bằng một công thức đơn giản, Cha Eyquem cũng có thể nhấn mạnh lên một điểm quan trọng: “Chị Pauline không chỉ sáng lập nên việc suy niệm Kinh Mân Côi mỗi ngày một chục kinh, mà còn sáng lập ra Nhóm Mười Lăm Người. Chị đã sáng lập ra một tổ chức, một hiệp hội, một cách thế mới để cùng hiện diện. Thử tưởng tượng là người ta có thể vượt qua một tổ chức, theo ý kiến tôi thì đó là một sự sai lầm cơ bản, mà ngay từ đầu, có nguy cơ đưa đến thất bại với nỗ lực để đạt đến số đông”.

Tuy nhiên, tổ chức này đã được công nhận cho thực hành; tổ chức này không chỉ đã đưa ra một cơ cấu chắc chắn mà còn một cách trình bày ở cấp độ của tế bào đầu tiên, Nhóm Mân Côi. Nhóm này cũng là một sự hiệp thông thiêng liêng của Kitô giáo. Chính các thành viên trong nhóm này họp mặt với nhau hằng tháng tại tư gia; đó là một thực thể có cơ cấu hữu hình. Nhóm họp mặt nhau hoàn toàn vì tính cách thiêng liêng, mỗi ngày với lời cầu nguyện bằng một chục Kinh Mân Côi: mỗi một thành viên của nhóm suy niệm mầu nhiệm vui, trong khi đó người khác lại dành để suy niệm mầu nhiệm thương, người khác nữa suy niệm mầu nhiệm mừng, và cứ thế...

Việc tổ chức, một cách thế mới để cùng hiện diện, đã có khuôn mặt này! nó đi đến thực tại cụ thể này, và nó đứng vững được là nhờ ơn Chúa dưới sự che chở của Đức Mẹ.

Còn tiếp...

F.X. Trần Kim Ngọc, OP, chuyển ngữ
In ngày: 09/10/2024
Website: Truyền bá Tin Tức Công Giáo
Print